Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 4/9/2020: Bé trai mắc nghẹn tử vong do ăn bánh bột lọc

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 4/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 4/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 4/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 4/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Bé trai mắc nghẹn tử vong do ăn bánh bột lọc

Bánh bột lọc, nguyên do dẫn đến một bé trai ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) tử vong do mắc nghẹn (Ảnh mang tính chất minh họa)

Chiều 3/9, UBND xã Kim Thạch (huyện Vĩnh Linh) xác nhận thông tin trên báo Tiền Phong, trên địa bàn vừa có bé trai tử vong do ăn bánh bột lọc.

Trước đó, khoảng 11h30 ngày 2/9, người nhà phát hiện bé trai N.Đ.M (9 tuổi, thôn Hương Bắc, xã Kim Thạch) nằm bất động ở nhà nên đưa đến Trạm Y tế xã để cứu chữa, song cháu bé đã tử vong.

Nguyên do ban đầu được xác định do bé M. ở nhà một mình, có ăn bánh bột lọc nhưng bị mắc nghẹn dẫn đến tử vong. Hiện gia đình đang lo mai táng cho cháu.

Hai trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi

Lọ thuốc đã sử dụng cho 2 bệnh nhi. (Ảnh: Zing)

Các bác sĩ đơn vị Cấp cứu Nhi, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận 2 bệnh nhi 3 tháng tuổi trong trình trạng lơ mơ, da tái do bị ngộ thuốc nhỏ mũi.

Zing thông tin, trước đó, 2 bé (trú tại Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh) có biểu hiện thở khò khè sau khi tắm. Gia đình tự mua thuốc nhỏ mũi để rửa cho con. Tuy nhiên, sau khi sử dụng 2-3 lọ thuốc, trẻ bị vã mồ hôi, da tái, tay chân lạnh.

Ngay lập tức, gia đình đưa 2 bé đến bệnh viện. Qua thăm khám, các bác sĩ thấy nhịp thở của trẻ không đều, nhịp tim chậm, nghi ngờ ngộ độc cấp. Sau khi hỏi bệnh sử, các bác sĩ chẩn đoán trẻ ngộ độc cấp do thuốc nhỏ mũi Naphazolin. Đây là thuốc không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Hai bệnh nhi này được các bác sĩ điều trị hồi sức tích cực, thở máy, truyền dịch, lợi tiểu, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn. Sau 2 ngày, tình trạng sức khỏe của các bệnh nhi tiến triển tốt.

Theo BSCKI Đào Thị Loan, Phó trưởng khoa Nhi, Naphazolin là thuốc nhỏ mũi thường gây ngộ độc ở trẻ. Loại thuốc này được chỉ định trị các chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang. Thuốc có tác dụng nhanh, hiệu quả. Do đó, các nhà thuốc bán phổ biến.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều và sai độ tuổi, trẻ bị ngộ độc, gây ức chế hệ thần kinh trung ương, hạ thân nhiệt, nhịp thở chậm, nặng sẽ có cơn ngừng thở. Nếu không kịp thời điều trị, trẻ có thể tử vong.

Cứu bệnh nhân quyết không truyền máu khi mổ

Bệnh nhân L. đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất.

BS. Phạm Văn Dũng, Giám đốc bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết trên báo Đồng Nai, bệnh viện vừa cấp cứu bệnh nhân bị đa chấn thương nhưng từ chối chỉ định truyền máu.

Theo đó, ngày 28/8, bệnh viện nhận được thông tin có một bệnh nhân chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về bệnh viện đa khoa Thống Nhất với chẩn đoán ban đầu: Vỡ bàng quang và đã mất máu do tai nạn giao thông. Tuy nhiên, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân lại từ chối truyền máu dù lượng máu mất khá nhiều.

Theo bác sĩ Dũng, ngay khi tiếp nhận bệnh nhân H. T. T. L.(28 tuổi, ngụ tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận), các bác sĩ đã khám và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Kết quả, bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng, lượng máu chưa bằng một nửa của người bình thường; tràn dịch màng phổi 2 bên, gãy xương chậu, gãy xương đùi phải và vỡ bàng quang ngoài phúc mạc. Sau khi hội chẩn các chuyên khoa: Ngoại niệu, ngoại chỉnh hình, ngoại tổng quát, các khoa chẩn đoán hình ảnh… bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ.

Bệnh nhân được dẫn lưu màng phổi 2 bên, cố định xương đùi, xương chậu, soi bàng quang kiểm tra. Đồng thời, bệnh nhân cũng được hồi sức bằng truyền dịch và các thuốc hỗ trợ cầm máu nhưng không truyền máu.

“Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân mất hơn 2 lít máu nhưng gia đình nhất quyết không chấp nhận truyền máu dù chúng tôi thuyết phục. Để cứu bệnh nhân, chúng tôi đã bàn chọn đến phương án truyền máu tự thân (lọc máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính bệnh nhân khi mổ). Nhưng may mắn, cuộc mổ không làm chảy thêm máu, nên ca mổ vẫn diễn ra thuận lợi dù bệnh nhân không được truyền máu”, bác sĩ Dũng chia sẻ.

Sau ca mổ, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, hồi sức, điều trị, đặc biệt là theo dõi về tổn thương ở bàng quang, và chảy máu ở xương chậu bị gãy. Song song đó, các bác sĩ cũng sử dụng chế độ dinh dưỡng điều trị đặc biệt và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

Hiện tại, sau 4 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, các dấu hiệu sinh tồn như: mạch, huyết áp cũng ổn định dần. Việc bệnh nhân mất máu nhiều sẽ ảnh hưởng việc điều trị ban đầu nhưng khi các tổn thương ổn định, bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại qua chế độ dinh dưỡng và cơ thể tự hồi phục, để chuẩn bị cho đợt mổ kết hợp xương đùi khi đủ điều kiện.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật