Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/9/2020: Bị bạn chê xấu, cô bé uống thuốc diệt cỏ

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 2/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 2/9/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 2/9/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Bị bạn chê xấu, cô bé tuổi mới lớn uống thuốc diệt cỏ

Ngày 1/9, Bệnh viện nhi đồng Thành phố cho biết, vừa kịp thời cứu sống bệnh nhi khỏi lưỡi hái tuổi thần do tự tử bằng thuốc diệt cỏ paraquat.

Bé gái tên Y.N (13 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập kho cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng Thành Phố trong tình trạng nguy kịch .

Trước đó, em gái tuổi vị thành niên đã sống trong bức tranh tâm lý khá u ám ở tuổi mới lớn: Ở trường thường xuyên bị các bạn bắt nạt, chê đen, chọc ghẹo ... Gia cảnh khó khăn, ở nhà em hay bị ba mẹ rầy la và phải phụ giúp nhà nhiều việc nặng quá sức, kéo máy cày phụ cha hằng ngày..

Tối ngày 24/8/2020, em đã không kiềm chế được bản thân sau cơn cãi nhau với mẹ, em uống ngay thuốc diệt cỏ hoạt chất hủy diệt Paraquat để tự vẫn.

Sau khi đau bụng liên tục và nôn ói dịch xanh nhiều lần, gia đình chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Nai rửa dạ dày, bơm than hoạt tính hấp thu bớt độc tố và chuyển khẩn đến Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố giữa khuya.

Ngay khi xác định bé ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, BS Ngô Hà Lệ Chi cùng ekip trực đã nhanh chóng thay huyết tương sau đó tiếp tục lọc máu cho bé, mặc dù đã là giờ thứ 15 sau ngộ độc và bệnh nhân đã bắt đầu tổn thương thận.

Sau gần 1 tuần điều trị với sự phối hợp nhiều biện pháp tích cực trong lĩnh vực chống độc, hiện nay sức khỏe của Y.N đã tạm thời ổn định. Dự kiến bệnh nhi sẽ xuất viện trong một vài ngày tới, bé gái phải tái khám để theo dõi tình trạng xơ phổi..

Người đàn ông ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Một bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết.

Hà Nội vừa ghi nhận bệnh nhân nam 57 tuổi mắc sốt xuất huyết vừa tử vong hôm1 /9, tại bệnh viện Bạch Mai. Đây là trường hợp thứ 2 ở Hà Nội tử vong do bệnh này chỉ trong nửa tháng qua.

Trước khi vào bệnh viện Bạch Mai 5 ngày, bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, đau mỏi người. Tuy nhiên, thay vì đến bệnh viện khám, xét nghiệm phát hiện bệnh, bệnh nhân tự mua thuốc về điều trị tại nhà, dẫn đến biến chứng nặng.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (bệnh viện Bạch Mai) cho biết trên Tiền Phong, ngày thứ 5 sau khi sốt, đau mỏi người, bệnh nhân đến bệnh viện khám, xét nghiệm được phát hiện sốt xuất huyết. Lúc đó men gan của bệnh nhân tăng cao (trên 4.000 UI/l, cao gấp hàng chục lần so với mức bình thường) và bắt đầu suy gan, suy thận, suy đa tạng.

Khi mới nhập viện bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu A9 lọc máu và chuyển đến điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới. Tuy nhiên, do diễn biến nặng, sau nửa ngày, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để chạy lọc máu, ECMO (tim phổi nhân tạo) và hồi sức tích cực. Tuy nhiên, do tình trạng quá nặng, người đàn ông 57 tuổi đã tử vong sáng 1/9.

Trước đó, cách đây hơn nửa tháng, Khoa Cấp cứu A9, bệnh viện Bạch Mai, cũng tiếp nhận 1 bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng. Đó là nam thanh niên 17 tuổi (ở phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm) bị ngừng tim 30 phút do sốc khi truyền dịch tại nhà. Đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được hồi sức tim thành công và được áp dụng kỹ thuật ECMO nhưng do tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong do suy đa tạng.

Hiện trung tâm bệnh nhiệt đới (bệnh viện Bạch Mai) đang tiếp nhận, điều trị cho 5 ca bệnh sốt xuất huyết nặng.

Các chuyên gia khuyến cáo, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục, kéo dài 5-7 ngày, kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn. Nặng hơn có thể xuất huyết chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.

Ở nữ giới có thể có hiện tượng rong kinh, rong huyết, nặng hơn có biểu hiện xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu... Khi có một trong những biểu hiện trên, người dân nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, tuyệt đối không được tự ý theo dõi và truyền dịch tại nhà.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 1.574 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với cùng kỳ năm 2019, số mắc giảm 1.612 trường hợp (cùng kỳ năm 2019 ghi nhận 3.186 trường hợp).

Ghép phổi cứu người đàn ông ở Hà Nội

Ba tháng trước, bệnh nhân N.V.Đ., 37 tuổi, ở Hoài Đức (Hà Nội), đến bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng suy hô hấp nặng, khó thở, vã mồ hôi, thể trạng suy kiệt, mạch nhanh. Sau khi vào viện, người này nhanh chóng được cấp cứu thở máy không xâm nhập.

Trước khi đến viện, bệnh nhân Đ. đã có thời gian dài sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị tích cực tại nhiều cơ sở y tế với chẩn đoán phổi mô kẽ tiến triển cấp tính, nên toàn trạng rất yếu. Đây là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới về chỉ định ghép phổi.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết bệnh nhân Đ. còn chỉ định ghép phổi nhưng thuộc nhóm có nguy cơ cao do thể trạng suy kiệt, chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp. Ông chỉ sinh hoạt tại giường, thở oxy liên tục. Ngoài ra, chức năng các cơ quan của người này không tốt vì bệnh phổi giai đoạn cuối, dinh dưỡng kém.

Trong khi chờ ghép, ông Đ. được điều trị chống nhiễm khuẩn hệ hô hấp, tập phục hồi chức năng, thực hiện chế độ dinh dưỡng tích cực.

Ngày 13/5, một bệnh nhân không may bị chết não do chấn thương sọ não. Người nhà đã tình nguyện hiến đa tạng của trường hợp này, trong đó có 2 phổi. Ông Đ. đã được ghép 2 lá phổi này.

Sau ghép phổi, ông được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực của Trung tâm Tim mạch và lồng ngực. Quá trình hồi sức sau ghép khó khăn do bệnh nhân suy kiệt, các cơ yếu, tình trạng nhiễm trùng phổi kéo dài, chậm phục hồi niêm mạc đường hô hấp.

Sau hơn 3 tháng hồi sức tích cực, ông Đ. đã tự thở, ho khạc tốt, nói chuyện, đi lại, ăn uống tốt. Ông đủ điều kiện ra viện và được hẹn khám kiểm tra định kỳ.

Đây là ca ghép phổi thứ 8 tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là ca ghép phổi thứ 5 được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bởi các thầy thuốc Việt Nam.

Đặc biệt, ông Đ. là ca bệnh phổi mô kẽ đầu tiên được ghép phổi tại nước ta. Điều này rất có ý nghĩa vì bệnh phổi mô kẽ chiếm gần 30% số ca được ghép phổi trên thế giới và có tiên lượng điều trị sau ghép dè dặt nhất.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật