Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 17/1: Nhiễm loại nấm hiếm gặp, người đàn ông hoại tử vùng ngực

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Nhiễm loại nấm hiếm gặp, người đàn ông hoại tử vùng ngực; Thanh niên 24 tuổi gãy xương vì trò chơi này… là những tin tức đời sống đáng chú ý ngày 17/1.

Nhiễm loại nấm hiếm gặp, người đàn ông hoại tử vùng ngực

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, ngày 16/1, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa điều trị cho một bệnh nhân mắc nấm hiếm gặp bị hoại tử mô cơ vùng ngực trái.

Trước đó, sau một ngày làm việc ở nghĩa trang trở về, ông N.T.T (60 tuổi, ở Tuyên Quang, làm nghề quản trang) thấy trên ngực mình xuất hiện một nốt đỏ nhỏ như một nốt mụn thông thường. Hai ngày sau. nốt đỏ to dần bằng móng tay chuyển đen và lan rộng. Ông T. liền đi khám, nhập viện tại cơ sở y tế huyện.

Sau hai ngày nhập viện, vết đen không những không thuyên giảm mà còn lan rộng hơn, loét ra khiến ông T. khá đau đớn. Ngay trong đêm đó, ông T. được chuyển đến khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân viêm mô bào hoại tử vùng ngực trái, bệnh gout mạn tính, tăng huyết áp.

Khi nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tinh thần ông T. vẫn tỉnh táo, tuy nhiên phần vết loét ở ngực đã hoại tử đen và lan ra khá rộng với kích thước 10x10cm.

Nam bệnh nhân mắc nấm hiếm gặp bị hoại tử mô cơ vùng ngực trái. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Qua khám lâm sàng và dựa trên các triệu chứng ban đầu, các bác sĩ khoa Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình Thần kinh cột sống chẩn đoán ông T. mắc hoại tử giống như một loại hoại thư sinh hơi nên được tiến hành phẫu thuật loại bỏ phần hoại tử. Nhưng sang ngày thứ hai sau mổ, các bác sĩ phát hiện ông T. bị mắc nấm gây hoại tử.

Các vi khuẩn nấm sợi phát triển khá mạnh, thêm vào đó vùng bị nhiễm nấm của ông T. ở khu vực vùng ngực khá phức tạp nên cần phải điều trị tích cực thuốc diệt nấm, thuốc kháng nấm bằng đường tiêm truyền và sát khuẩn tốt.

Thanh niên 24 tuổi gãy xương vì trò chơi này

Báo Người Lao Động đưa tin, ngày 16/1, Bệnh viện E (Hà Nội) cho biết các bác sĩ vừa tiếp nhận một trường hợp nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội bị gãy xương cánh tay phải sau khi tham gia trò chơi vật tay cùng bạn.

Theo bác sĩ Đặng Văn Hiếu - khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Bệnh viện E, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cánh tay phải biến dạng, hạn chế vận động khuỷu tay.

Kết quả X-quang cho thấy, bệnh nhân bị gãy 1/3 dưới xương cánh tay phải. Đây là tổn thương nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định phẫu thuật cấp cứu nhằm cố định lại vị trí gãy, đảm bảo khả năng vận động tay phải trong tương lai. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động nhằm tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện biên độ cử động của tay và giảm nguy cơ biến chứng như cứng khớp hay yếu cơ.

Tham gia trò chơi vật tay cùng bạn, nam thanh niên bị gãy xương. Ảnh: Người Lao Động

Bác sĩ Hiếu chia sẻ, mặc dù xương cánh tay là xương lớn của chi trên nhưng vẫn có nguy cơ gãy nếu chịu tác động lực mạnh, đặc biệt trong trò chơi vật tay. Lực xoắn vặn đột ngột khi khuỷu tay cố định trong tư thế gấp dễ gây tổn thương tại vùng 1/3 dưới xương cánh tay, nơi có cấu trúc yếu hơn.

"Ở những người tham gia vật tay, hệ cơ vùng cánh tay thường rất khỏe, tuy nhiên hình thể xương thường không thay đổi. Do vậy, việc tham gia trò chơi này có nguy cơ cao dẫn đến gãy xương", bác sĩ Hiếu lưu ý.

Bangladesh ghi nhận trường hợp tử vong đầu tiên do HMPV

Theo TTXVN, ngày 16/1, Bangladesh báo cáo trường hợp tử vong đầu tiên do mắc virus gây viêm phổi trên người (HMPV). Bệnh nhân nữ Sanjida Akhter tử vong vào khoảng 18h ngày 15/1 (giờ địa phương) tại Bệnh viện bệnh truyền nhiễm ở thủ đô Dhakak, nơi bà được điều trị từ ngày 12/1.

Đại diện bệnh viện thông tin, bệnh nhân có một số bệnh nền gồm béo phì, các vấn đề thận và biến chứng phổi. Bệnh nhân không có lịch sử ra nước ngoài.

Hình ảnh hiển vi điện tử của HMPV. Ảnh: Science Photo Library RF

Ca tử vong xảy ra vài ngày sau khi Bangladesh thông báo ca nhiễm HMPV đầu tiên mùa dịch này. Theo Viện dịch tế nghiên cứu và kiểm soát bệnh tật (IEDCR), kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân trên dương tính cả trực khuẩn klebsiella pneumoniae gây viêm phổi.

HMPV lần đầu tiên được phát hiện ở Bangladesh năm 2017, từ đó đến nay thường xuất hiện trong mùa Đông.

Tin nổi bật