Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thường xuyên "dán mắt" vào điện thoại, chàng trai 25 tuổi "khóc ròng" vì cổ biến dạng

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Một thanh niên 25 tuổi ở Nhật Bản đã bị lệch cổ do mải mê chơi game trên điện thoại trong thời gian dài.

Theo báo cáo đăng tải trên Tạp chí JOS Case Reports, bệnh nhân nam được ghi nhận bị đau cổ kéo dài, gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn và sút cân nghiêm trọng trước khi tới bệnh viện. Cổ anh yếu đến mức không thể tự đỡ nổi đầu, kèm theo một khối phồng lớn ở phía sau gáy.

Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân từng là một cậu bé hoạt bát nhưng bị bắt nạt nghiêm trọng khi học cấp hai, dẫn tới việc bỏ học và tự giam mình trong phòng. Từ đó, anh dành hầu hết thời gian để chơi điện thoại, với tư thế cúi đầu kéo dài hàng giờ mỗi ngày suốt nhiều năm.

Hình ảnh chiếc cổ biến dạng, xiêu vẹo của nam thanh niên. Ảnh: JOS Case Reports

Chính tư thế sai lệch này đã khiến các đốt sống cổ của anh bị biến dạng, trượt khỏi vị trí ban đầu, đồng thời hình thành mô sẹo ở phần trên cột sống do bị “kéo giãn cực độ” trong thời gian dài.

Ban đầu, đội ngũ bác sĩ đã áp dụng phương pháp cổ áo chỉnh hình, song bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tê và đau lan ra vùng cổ, khiến họ buộc phải tiến hành phẫu thuật can thiệp.

Trong một loạt ca mổ phức tạp, bác sĩ đã cắt bỏ một phần nhỏ đốt sống bị biến dạng và mô sẹo, sau đó gắn ốc vít và thanh kim loại cố định vào xương cổ để phục hồi độ cong và khả năng nâng đầu của bệnh nhân.

Sáu tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân đã có thể giữ đầu ở tư thế bình thường. Một năm kế tiếp, tình trạng khó nuốt và không thể nâng đầu không tái phát.

Các chuyên gia cho rằng tình trạng trên có thể do sự kết hợp giữa việc giữ tư thế cổ sai lệch trong thời gian dài và một rối loạn phát triển tiềm ẩn. Họ kêu gọi nâng cao nhận thức về tác hại của việc lạm dụng điện thoại thông minh, đặc biệt ở giới trẻ.

Nguyên nhân và biến chứng của hội chứng cúi đầu

Hội chứng cúi đầu (DHS) là tình trạng hiếm gặp, chủ yếu do các cơ vùng cổ suy yếu khiến người bệnh không thể giữ đầu ở tư thế thẳng. Nguyên nhân thường gặp là các bệnh lý thần kinh cơ như xơ cứng teo cơ một bên, nhược cơ, Parkinson, loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ... 

Ngoài ra, hội chứng cũng có thể phát sinh do giữ tư thế cúi đầu trong thời gian dài, đặc biệt ở người thường xuyên sử dụng điện thoại, máy tính hoặc chơi game. Một số trường hợp khác ghi nhận DHS xuất hiện do tổn thương cột sống cổ, viêm tủy, lạm dụng chất kích thích. Rối loạn phát triển tiềm ẩn cũng có thể góp phần gây bệnh.

Nếu không điều trị, DHS có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Các đốt sống cổ bị biến dạng, trật khớp, xuất hiện mô sẹo chèn ép gây đau cổ mạn tính. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi nuốt, nói, ăn uống, dẫn đến sụt cân và suy nhược. Tư thế đầu rũ xuống còn ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng khi đi lại, làm tăng nguy cơ té ngã và giảm chất lượng cuộc sống. 

Về lâu dài, bệnh có thể gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Điều trị cần phối hợp giữa vật lý trị liệu, nẹp cổ, và trong trường hợp nghiêm trọng, phải can thiệp phẫu thuật chỉnh hình cột sống cổ.

Theo VietNamNet, Góc nhìn Pháp lý.

Tin nổi bật