Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thói quen tưởng như vô hại khiến thận của người phụ nữ già đi 25 tuổi

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Thói quen lười uống nước không chỉ khiến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thêm nghiêm trọng, dẫn đến bệnh bàng quang tăng hoạt mà còn ảnh hưởng tới thận.

Chia sẻ trong chương trình "Cuộc sống khỏe mạnh" , bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, một chuyên gia về thận tại Bệnh viện đa khoa Tam Quân (Đài Loan, Trung Quốc), đã cho biết một trường hợp điển hình về suy giảm chức năng thận. Đó là câu chuyện của một nữ nhân viên văn phòng 35 tuổi.

Bệnh nhân đến khám với triệu chứng đi tiểu liên tục trong ngày. Qua thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ phát hiện độ lọc cầu thận của cô chỉ còn 65ml/phút, thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường ở độ tuổi 30-39 (107ml/phút). Điều này có nghĩa là chức năng thận của bệnh nhân đã suy giảm đáng kể, tương đương với một người 60 tuổi.

Bên cạnh đó, bác sĩ còn chẩn đoán bệnh nhân mắc bàng quang tăng hoạt do nhiễm trùng đường tiết niệu. Chính hai vấn đề này đã gây ra tình trạng tiểu tiện liên tục mà bệnh nhân gặp phải.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường nhấn mạnh, đây là một ví dụ rõ ràng cho thấy suy giảm chức năng thận không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn có thể ảnh hưởng đến người trẻ tuổi, đặc biệt là khi có lối sống không lành mạnh và mắc các bệnh lý kèm theo.

Thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng khiến thận của người phụ nữ già đi 25 năm. Ảnh minh họa.

Bệnh nhân chia sẻ: “Do công việc bận rộn nên tôi thường hạn chế uống nước để không phải đi vệ sinh quá nhiều lần. Trước đây, tôi cũng từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu vì thói quen này. Khi mắc bệnh, tôi đã đi khám và được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, bệnh khiến tôi đi tiểu nhiều lần trong ngày nên tôi lại càng sợ uống nước”.

Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường giải thích: "Thói quen hạn chế uống nước không chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác cho sức khỏe, đặc biệt là thận. Khi cơ thể thiếu nước, các chất thải không được đào thải hết, gây áp lực lên thận và có thể dẫn đến suy thận."

Theo tờ Times Of India, hầu hết người bệnh thận không có triệu chứng cho đến khi bệnh tiến triển. Thận có thể mất tới 90% chức năng thận mà không gây bất kỳ triệu chứng nào.

Khi thận không hoạt động bình thường, độc tố có hại và chất lỏng thừa có thể tích tụ trong cơ thể, dẫn đến suy thận. Các dấu hiệu cảnh báo như huyết áp cao, mệt mỏi nhiều, nhức đầu dai dẳng, sưng mặt, mắt cá chân, đau lưng dưới.

Dưới đây là những thói quen mà bạn có thể gây tổn hại cho thận của mình.

Lười uống nước

Uống đủ nước giúp thận loại bỏ natri và độc tố khỏi cơ thể. Uống nhiều nước cũng là một trong những cách tốt nhất để tránh hình thành sỏi thận. Người có vấn đề về thận hoặc suy thận cần hạn chế uống nước theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng với hầu hết mọi người nên uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Ăn nhiều protein

Ăn nhiều protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể hại thận và gây nhiễm toan.

Protein cần thiết cho tăng trưởng, sửa chữa các bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, ăn nhiều protein động vật tạo ra lượng axit cao trong máu có thể hại thận và gây nhiễm toan - tình trạng thận không thể loại bỏ axit đủ nhanh. Do đó, mỗi người nên ăn uống cân bằng, nên có nhiều rau quả mỗi ngày.

Lạm dụng thuốc giảm đau

Nhiều người có thói quen hễ nhức đầu sổ mũi là tự mua thuốc giảm đau về uống mà không biết rằng điều này có thể làm hỏng thận. Có tới 3 - 5% trường hợp suy thận mạn tính mới mỗi năm do lạm dụng thuốc giảm đau.

Sử dụng lâu dài, đặc biệt ở liều cao, có tác dụng có hại cho mô và cấu trúc thận. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận.

Uống rượu, bia

Thường xuyên uống nhiều rượu (hơn 4 ly mỗi ngày) làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Người nghiện rượu nặng và hút thuốc lá còn có nguy cơ cao gặp các vấn đề về thận. Trong đó, rủi ro mắc bệnh thận mạn tính cao gấp 5 lần so với người không hút thuốc hoặc uống rượu quá mức.

Tiêu thụ nhiều nước ngọt và đồ chế biến sẵn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính. Thực phẩm chế biến sẵn là kho chứa natri và phốt pho, có thể dẫn đến bệnh thận.

Thiếu ngủ

Khi ngủ, thận tái tạo các mô bị tổn thương và chu kỳ ngủ - thức kém có thể ảnh hưởng đến cơ quan này, gây tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, từ đó, giảm lưu lượng máu đến thận. Mỗi người nên ngủ đủ giấc và vệ sinh giấc ngủ tốt, bao gồm hạn chế thời gian sử dụng thiết bị trước khi lên giường.

Liên tục tập luyện quá sức

Tránh tập luyện trong nhiệt độ và độ ẩm cao.

Điều này có thể gây ra tiêu cơ vân, thải các chất vào máu làm tổn thương thận và khiến thận bị hỏng. Đừng đột ngột tăng cường độ tập luyện lên cao. Tránh tập luyện trong nhiệt độ và độ ẩm cao. Hãy đi khám nếu bị đau cơ và nước tiểu có màu sẫm, theo WebMD.

Thích ăn ngọt

Món ăn nhiều đường góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường, hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận. Để bảo vệ thận, mỗi người nên tập cắt giảm lượng đường ăn vào. Tránh tiêu thụ thường xuyên bánh quy, gia vị, ngũ cốc và bánh mì trắng vì chúng đều chứa đường.

Tin nổi bật