Vnexpress dẫn lời bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM - Cơ sở 3 cho biết đột quỵ ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ tuổi, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
Có hai loại đột quỵ, gồm đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và đột quỵ do xuất huyết não. Mặc dù ít phổ biến hơn, đột quỵ xuất huyết não thường gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Có hai loại đột quỵ, gồm đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và đột quỵ do xuất huyết não. Ảnh minh họa.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ bao gồm các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch...; lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, căng thẳng, thiếu ngủ...; các yếu tố khác như di truyền, dùng thuốc tránh thai, chủng tộc...
Nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ là vô cùng quan trọng để có thể cấp cứu kịp thời. Một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thường gặp bao gồm tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể; khó nói; mất thăng bằng; đau đầu dữ dội; rối loạn thị giác; khó nuốt...
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là vàng trong điều trị đột quỵ, việc can thiệp y tế sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa các di chứng và tăng khả năng phục hồi.
Duy trì hoạt động thể chất
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Duy trì hoạt động thể chất giúp huyết áp ở mức khỏe mạnh. Bạn có thể lựa chọn leo cầu thang thay vì dùng thang máy, đi bộ 10 phút để duy trì hoạt động thể chất.
Giảm natri
Natri làm tăng nguy cơ đột quỵ vì làm tăng huyết áp. Hầu hết lượng natri chúng ta ăn đều đến từ thực phẩm đóng gói sẵn.
Tránh hút thuốc
Hút thuốc lá làm hỏng mạch máu, dễ hình thành mảng bám cholesterol và tắc nghẽn hơn. Từ đó, có thể làm giảm lưu lượng máu đến não. Ảnh minh họa.
Hút thuốc lá làm hỏng mạch máu, dễ hình thành mảng bám cholesterol và tắc nghẽn hơn. Từ đó, có thể làm giảm lưu lượng máu đến não.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ chống lại nhiều tình trạng liên quan đến đột quỵ như huyết áp cao, cholesterol và tình trạng suy giảm độ nhạy insulin. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu.
Ăn cá béo 2 lần/tuần
Chất béo omega-3 DHA và EPA có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm chống lại đột quỵ. Nên bổ sung cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi và cá trích vào chế độ ăn uống. Ăn 2 khẩu phần cá béo mỗi tuần có thể giúp bạn tích lũy DHA và EPA.
Kiểm soát căng thẳng
Khi căng thẳng trở thành mãn tính, điều này buộc tim phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, có thể làm tăng huyết áp, lượng đường trong máu và chất béo trong máu. Đây là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Kiểm soát căng thẳng bằng cách thực hiện một số bài tập thở sâu, tập yoga..., thông báo Lao Động.