Tin học, Công nghệ bị "ghẻ lạnh"
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ năm 2025, học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT với 4 môn, trong đó hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Hai môn còn lại học sinh tự chọn trong số các môn: Ngoại ngữ, Lịch sử, Địa Vật lý, Vật Vật lý, Hóa học học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ và Tin học.
Kết quả khảo sát bước đầu về việc chọn môn thi ở nhiều trường THPT tại nhiều tỉnh thành trên cả nước cho thấy, đối với môn tự chọn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh có xu hướng lựa chọn bài thi với các môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội (như Lịch sử, Địa Vật lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật) để thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ cao hơn so với bài thi với các môn thuộc tổ hợp Khoa học tự nhiên (như Vật Vật lý, Hóa học học, Sinh học).
Tuy vậy, điều bất ngờ hơn cả là việc có rất ít học sinh lựa chọn các môn như Tin học, Công nghệ, môn lựa chọn đầu tiên được đưa vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT kể từ năm 2025.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh có xu hướng lựa chọn bài thi với các môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội. Ảnh minh họa
Báo Công an Nhân dân dẫn số liệu khảo sát ban đầu tại Trường THPT Thạch Bàn (Hà Nội), toàn trường chỉ có 2 em chọn môn Tin học và không có học sinh nào chọn môn Công nghệ; tại Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), môn Tin học cũng chỉ có 5 học sinh lựa chọn và môn Công nghệ không có học sinh nào; Tại Trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội), trong số gần 700 học sinh lớp 12, cũng không có em nào lựa chọn môn Công nghệ và Tin học.
Không chỉ ở Hà Nội, tại nhiều trường THPT ở Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An, tình trạng học sinh ít chọn môn Công nghệ và Tin học cũng phổ biến ở rất nhiều trường.
Theo lý giải của các trường THPT, đây là 2 môn lần đầu tiên trở thành môn thi tốt nghiệp THPT nên cả học sinh và giáo viên đều bỡ ngỡ. Có thể vì chưa có tiền lệ về cách ra đề thi để tham khảo, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ những kỳ thi trước nên học sinh không dám “mạo hiểm”.
Quan trọng hơn, hiện các trường đại học đều chưa công bố về việc sử dụng các tổ hợp xét tuyển có 2 môn này khiến các trường THPT gặp khó khăn trong định hướng học tập, sắp xếp ôn luyện cho học sinh.
Điều này khiến học sinh có xu hướng “né” các môn thi mới bằng cách lựa chọn các môn thi thuộc các khối thi truyền thống để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH.
Nhiều tổ hợp xét tuyển mới cho mùa tuyển sinh năm 2025
Theo quy định, thi tốt nghiệp THPT với 2 môn bắt buộc và 2 môn tự chọn, các tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 sẽ thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của nhiều tổ hợp mới.
Một số trường đại học đã công bố các tổ hợp xét tuyển mới cho mùa tuyển sinh năm 2025. Ảnh minh họa
Thời điểm hiện tại, một số trường đại học đã công bố các tổ hợp xét tuyển mới cho mùa tuyển sinh năm 2025. Trường Đại học Công thương TP.HCM có tổ hợp Toán - Tin học - tiếng Anh, dùng để xét tuyển ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin và Khoa học dữ liệu.
Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM có tổ hợp Toán - tiếng Anh - Tin học và Toán - tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Tuy nhiên, sẽ xảy ra trường hợp một số trường thu hẹp các tổ hợp xét tuyển thay vì mở rộng. Điều này nhằm hạn chế sự phức tạp khi xử lý sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nằm trong số này khi dự kiến chỉ dùng 4 tổ hợp thay vì 9 tổ hợp như năm 2024, gồm A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh) và D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh). Các tổ hợp xét tuyển không có chênh lệch điểm, không có tiêu chí phụ và các môn đều tính hệ số 1.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra vào 26-27/6/2025. Đây là kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.