Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thay đổi cách tính điểm trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh lo lắng, thầy cô nói hợp lý

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Sự thay đổi về câu hỏi trắc nghiệm và cách tính điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đang khiến nhiều học sinh lo lắng về áp lực thi cử.

Thay đổi cách tính điểm trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2025

Theo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ GD&ĐT công bố, thí sinh sẽ làm bài thi bắt buộc môn Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Về hình thức thi, môn Ngữ văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận, các môn học khác thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên, cách tính điểm môn thi trắc nghiệm đã có sự thay đổi so với những năm trước.

Theo đó, ở các môn thi trắc nghiệm, 3 dạng thức câu hỏi chính trong đề thi là: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (gồm 12 câu hỏi, mỗi câu 0,25 điểm); câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn có một phương án đúng duy nhất, trắc nghiệm đúng sai (gồm 4 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm); câu hỏi dưới dạng trả lời ngắn (gồm có 6, mỗi câu 0,5 điểm, thực chất là câu hỏi điền đáp số).

Quy định về việc thay đổi cách tính điểm trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2025 khiến nhiều học sinh lo lắng. Ảnh minh họa 

Phần các dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai, mỗi câu hỏi có 4 ý (a), (b), (c), (d) và yêu cầu thí sinh trả lời đúng - sai cả 4 ý. Nếu thí sinh chỉ trả lời chính xác 1 ý sẽ được 0,1 điểm; trả lời chính xác 2 ý sẽ được 0,25 điểm; trả lời chính xác 3 ý sẽ được 0,5 điểm và trả lời chính xác 4 ý sẽ đạt 1 điểm. Ở dạng thức này, xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.

Phần câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời.

Cả 2 dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc đoán mò chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Học sinh lo lắng, áp lực, thầy cô nói hợp lý

Chia sẻ trên báo Lao động, em Nguyễn Hoàng Lê Vy, học sinh lớp 12 tại tỉnh Khánh Hòa có định hướng chọn tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý để xét tuyển đại học.

Với thay đổi trong cấu trúc đề cũng như cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT các môn trắc nghiệm, Vy cảm thấy khá lo lắng và tâm tư:

"Với cách tính điểm mới ở phần câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khi sai một ý trong một câu (4 ý) em mất 0,5 điểm, em thấy áp lực khi làm bài phần thi này và thấy hơi khó hiểu với cách tính điểm như vậy”.

Lo lắng và cảm thấy áp lực - đây cũng là tâm trạng của em Trần Khánh Ly - học sinh lớp 12 tại Thanh Hóa.

"Cách tính điểm khác lạ so với trước kia khiến em rất sợ phần trắc nghiệm đúng sai và dành nhiều thời gian cho dạng câu hỏi này", Khánh Ly chia sẻ và lo ngại việc phân bổ thời gian như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn bài.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, cho rằng, cách tính điểm mới hợp lý, phù hợp định hướng đánh giá năng lực và có tính phân loại tốt. Ảnh minh họa 

Ngược lại với tâm lý của các sĩ tử, các chuyên gia lại cho rằng, cách tính điểm mới hợp lý, phù hợp định hướng đánh giá năng lực và có tính phân loại tốt.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi, Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng cho rằng, đề minh họa thi tốt nghiệp THPT, ông Thi cho rằng, đề thi có tính phân loại từng đối tượng học sinh và cung cấp dữ liệu cho các trường đại học xét tuyển.

Riêng phần trắc nghiệm đúng, sai, cách tính điểm giúp hạn chế việc "đánh bừa" vẫn trúng đáp án.

"Tổng điểm phần này là 4 điểm nhưng để làm được đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa. Theo tôi, học sinh khó đạt điểm tối đa phần này", ông Thi nói trên báo Lao động.

Cùng nêu quan điểm, báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời thầy Đinh Đức Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Bắc Giang cho hay, phụ huynh, học sinh đang bị hiểu sai khi cho rằng, trả lời sai là bị trừ điểm. 

"Đây là cách hiểu sai. Học sinh đã làm được điểm đâu mà bị trừ điểm. Cách tính này đúng vì làm được càng nhiều thì điểm càng cao", Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học, THCS & THPT FPT Bắc Giang nhìn nhận.

Tin nổi bật