Trong khi đó TP.HCM ghi nhận khoảng hơn 9 nghìn tấn rác sinh hoạt thải ra mỗi ngày; tình trạng này ở Đà Nẵng là khoảng hơn 1,2 nghìn tấn.
Đến năm 2030, Việt Nam dự tính có tới 54 triệu tấn rác thải sinh hoạt cần phải xử lý. Tuy nhiên lượng rác hiện nay chủ yếu được xử lý bằng cách chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí quỹ đất.
Thực trạng rác thải tại Việt Nam
Tái chế rác thải là một trong những việc làm giúp giảm thiểu gánh nặng của hệ thống thu gom và xử lý rác thải, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Tái chế chất thải là việc sử dụng trực tiếp các chất thải hoặc quá trình ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải. Quá trình tái chế rác thải giúp ngăn cho rác không phải chôn xuống đất hay đốt cháy, giảm bớt lượng tiêu thụ nguyên liệu thô, và giảm được lượng năng lượng phải sử dụng hơn so với quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân tốt cho cây trồng. Thân thiện với môi trường nhưng giá lại rẻ hơn so với phân hóa học.
Thu gom, phân loại rác thải
Rác thải tái chế bao gồm:
Tái chế rác thải đem lại nhiều lợi ích lớn. Sử dụng sản phẩm tái chế ít tốn năng lượng hơn so với việc tạo ra các sản phẩm đó từ các nguyên vật liệu sản xuất mới hoàn toàn; giảm chi phí xử lý rác thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nền công nghiệp tái chế còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Lợi ích của việc tái chế rác thải