Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sản xuất thực phẩm bẩn: Tội ác cần nghiêm trị

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tội làm thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến giống nòi nên có thể coi đó là tội ác, cần nghiêm trị đích đáng...

(ĐSPL) - Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tội làm thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến giống nòi nên có thể coi đó là tội ác, cần nghiêm trị đích đáng...

35\% ung thư tại VN do thực phẩm bẩn

Thông tin trên báo Thanh niên, nghiên cứu cho thấy, ước tính đến năm 2020, VN có khoảng 200.000 ca ung thư mới và trở thành quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới. Số liệu từ Hội Ung thư VN cho thấy, số ca mắc ung thư tại VN đang tăng nhanh, trong đó, tác nhân thực phẩm bẩn đứng hàng đầu, chiếm 35\%, còn lại là do thuốc lá, di truyền và một số nguyên nhân khác. Những vụ bồi thường ở Mỹ và những người bị ung thư vì thực phẩm bẩn ở VN lại khác nhau một trời, một vực.

Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, cho rằng người tiêu dùng VN hiện nay quá thiệt thòi. Theo quy định, nguyên tắc phải chứng minh được thiệt hại thì mới có cơ sở khiếu kiện. Cụ thể khi sử dụng sản phẩm, nếu người dùng bị ngộ độc, vô bệnh viện thì mới có chứng cứ khởi kiện để yêu cầu bồi thường. Trong khi uống chai nước ngọt bị nhiễm chì chưa đủ bị ngộ độc ngay nhưng lượng chì đó cứ tích tụ dần trong người, sau bao nhiêu năm mới gây ra nhiều loại bệnh khác thì người dùng cũng không có đủ chứng cứ để khởi kiện các doanh nghiệp sản xuất.

Đó là chưa kể theo quy định, người dùng cũng không có gì chứng minh rằng đã mua và đã sử dụng chai nước ngọt đó. Luật gia Phan Thị Việt Thu phân tích: “Nếu mua hàng có hóa đơn, còn lưu giữ hóa đơn thì còn có chứng cứ. Nhưng mua vài chai nước ngọt ở cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ thì làm gì có hóa đơn mà đòi khởi kiện. Bởi vậy người dùng chỉ có cách chịu thua, bó tay dù biết rằng mình đã ăn uống phải chất độc hại. Ngay cả luật Hình sự mới cũng có bổ sung quy định là khi người dùng đem thực phẩm đi xét nghiệm, nếu có địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng thì doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt nhưng cũng không có quy định đến vấn đề bồi thường thiệt hại cho người dùng. Rõ ràng người tiêu dùng VN đã ăn rất nhiều chất độc hại nhưng không được ai bồi thường. Ngay cả chuyện người dùng phản ánh việc nước giải khát có hiện tượng bị mốc, có ruồi... nhưng cũng không có quy định nào nói về việc đền bù thiệt hại cho người dùng. Có thể nói các quy định của VN còn quá xa rời thực tế, chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân”.

Theo chuyên gia tư vấn chiến lược Robert Trần, thói quen sử dụng tiền mặt thay vì sử dụng thẻ trong thanh toán tại VN hiện gây bất lợi cho người tiêu dùng nếu xảy ra kiện cáo. Chẳng hạn, người tiêu dùng uống chai nước ngọt đã 5 năm, bị ngộ độc chì, muốn kiện nhà sản xuất, rất khó tìm chứng cứ hoặc chứng cứ mỏng để thực hiện việc kiện thành công. “Giao dịch thương mại tại VN không thuyết phục về mặt bằng chứng nên khó bảo vệ quyền lợi của chính mình. Và đó cũng chính là “kẽ hở” trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng tội làm thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến giống nòi nên có thể coi đó là tội ác, cần nghiêm trị đích đáng. (Ảnh minh họa).

Thực phẩm bẩn cũng là tội ác

Nhấn mạnh vấn đề về thực phẩm liên quan đến phát triển giống nòi của dân tộc, chuyên gia y dược - TS Nguyễn Đức Thái, cố vấn Đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng câu chuyện về thực phẩm bẩn sẽ không có gì đáng nói nếu chúng ta không đặt vấn đề trên bình diện liên quan phát triển mọi mặt của một dân tộc. Cách thức tổ chức, xử lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại VN thua nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Ở những nước này, nếu một doanh nghiệp (DN) bị phát hiện làm hàng thực phẩm bẩn, lỗi đó được lặp lại nhiều lần, khả năng khắc phục yếu thì DN đó coi như đã phá sản. “Mỹ có thể đóng cửa một thời gian hoặc đóng cửa vĩnh viễn một nhà máy làm thực phẩm bẩn, tùy mức độ vi phạm”, TS Thái nhấn mạnh.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, thực phẩm bẩn, mất an toàn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội và đã được nói đến rất nhiều lần nhưng quy định xử phạt hành chính hay thu hồi sản phẩm vi phạm hiện nay còn quá nhẹ. Đặc biệt, mức phạt tiền quá ít khiến cho vấn đề càng ngày càng trầm trọng khi hàng loạt cơ sở, DN cố tình vi phạm hoặc tái diễn nhiều lần. Trong khi đó, các thủ tục hành chính từ khi phát hiện đến kiểm tra, công bố quyết định xử phạt còn quá rắc rối và kéo dài thời gian đã “làm nguội” vấn đề rất nóng trước đó. Điều này khiến cho người tiêu dùng mệt mỏi, mất niềm tin vào sự quản lý của nhà nước.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng tội làm thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến giống nòi nên có thể coi đó là tội ác, cần nghiêm trị đích đáng. “Có hai hình thức nghiêm trị những người làm thực phẩm bẩn, đó là phạt bằng tiền thật nhiều, thật nặng, thu hồi tiêu hủy hết. Thứ hai, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự bởi đó là tội đầu độc hủy hoại sức khỏe con người”, TS Phong nói và thông tin thêm tại Trung Quốc, sau nhiều vụ bê bối thực phẩm bẩn, nước này đã sửa đổi luật An toàn thực phẩm vào năm 2015, nâng mức xử phạt tội vi phạm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao. Tháng 7.2015, Đài Loan đã tuyên án 20 năm tù cho chủ DN và phạt 1,6 triệu USD vì tội sản xuất 243 tấn dầu ăn được tái chế từ dầu thải các loại. Vụ bê bối này cũng khiến người đứng đầu ngành y tế của Đài Loan từ chức. Mới đây, tháng 3.2016, Chủ tịch Tập đoàn Wei Chuan chuyên sản xuất dầu ăn cũng bị tuyên phạt 4 năm tù vì tội làm dầu ăn kém chất lượng.

Tại VN, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, luật Hình sự 2015 có quy định nâng mức xử phạt người sản xuất, cung cấp thực phẩm bẩn ra Thị trường từ 1 - 5 năm tù, thậm chí là mở rộng lên 20 năm tù, nhưng hiện luật mới vẫn chưa có hiệu lực (luật Hình sự 2015 lẽ ra đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, song phải hoãn vì có nhiều lỗi cần chỉnh sửa - PV). Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người làm thực phẩm bẩn vẫn còn đất sống và coi thường pháp luật, mạng sống của con người.

Nguồn: Thanh niên

Tin nổi bật