Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phú Yên: 3 ngư dân rơi xuống biển thoát chết trở về

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau hơn 10 giờ lênh đênh trên biển, 3 trong số 4 ngư dân ở Phú Yên gặp sự cố chìm tàu đã bơi được vào bờ. Một nạn nhân hiện vẫn đang mất tích.

(ĐSPL) - Sau hơn 10 giờ lênh đênh trên biển, 3 trong số 4 ngư dân ở Phú Yên gặp sự cố chìm tàu đã bơi được vào bờ. Một nạn nhân hiện vẫn đang mất tích.

Tin tức trên báo Nông nghiệp cho biết, khoảng 23h ngày 3/11, 3 trong 4 ngư dân bị chìm tàu đã tự mình bơi được vào bờ sau hơn 10 giờ bị chìm tàu giữa cửa biển Đà Rằng, TP Tuy Hòa (Phú Yên).

Sáng 4/11, tại nhà riêng, 1 trong 3 người sống sót là chủ tàu Trần Văn Tâm (50 tuổi) cho biết: “Lúc thuyền bị vỡ, sau đó chìm hẳn, anh em bọn tui  bị sóng gió đập vào người tơi bời. Tui cùng con trai Trần Công Nhật (26 tuổi) và 2 bạn tàu là Võ Tấn Sang (20 tuổi), Nguyễn Văn Thạo (23 tuổi) chỉ còn biết la to bảo nhau tìm can nhựa bám vào. Sau đó, tụi tui vớ được cái nắp hầm lạnh bị gãy rời khỏi tàu để tìm đường sống".

Hàng xóm và chính quyền đến chia vui với gia đình ông Tâm. Ảnh: Nông nghiệp.

Được biết, trong số 4 người gặp nạn, anh Thạo do bị chuột rút 2 lần, quá đuối sức nên đã bị sóng cuốn đi. Riêng chiếc tàu trị giá hơn 1 tỷ đồng thì đã bị sóng cuốn không còn thấy dấu tích.

Ông Phan Thuẫn - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa cho biết, cả làng biển hết sức vui mừng khi 3 người sống sót trở về từ biển dữ. 

Hiện, Nghiệp đoàn đã báo cáo đến cơ quan chức năng hỗ trợ gia đình người lâm nạn, tiếp tục tìm kiếm tung tích ngư dân còn mất tích ngoài biển.

Trước đó, báo Lao động đưa tin, khoảng 13h ngày 3/11, trong lúc di chuyển từ cảng cá phường 6 qua khu neo đậu Đông Tác (thuộc phường Phú Đông, TP Tuy Hòa) để tránh dòng lũ, tàu cá mang số hiệu PY 90151 TS của ông Trần Văn Tâm (trú phường 6) bị lũ mạnh đẩy thẳng ra biển.

Tiếp đó, tàu mắc cạn rồi bị sóng lớn đánh chìm tại cửa biển Đà Rằng. Lúc này trên tàu có 4 người.

Đài khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên dự báo trong 24 giờ tới, mực nước các sông tiếp tục dâng, đạt hoặc trên mức báo động 3 từ 2 - 3m. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ lụt là cấp 1. 

Do ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp với gió đông trên cao, nên trong 12h giờ qua từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, khu vực Gia Lai, Đăk Lăk đã có mưa to với lượng phổ biến 50 - 120mm, có nơi gần 200 như Sơn Hòa (Phú Yên), An Khê (Gia Lai), M Đrăk (Đăk Lăk).

Cơ quan khí tượng cho biết, trong 2 ngày tới, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận tiếp tục có mưa to, tổng lượng phổ biến 50 - 100mm, riêng các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 100 - 250mm, có nơi trên 250mm. Các tỉnh Tây Nguyên mưa phổ biến 100 - 150mm, có nơi trên 200mm.

Lũ các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Đăk Lăk tiếp tục lên, nhiều nơi lên trên báo động 3 - mức nguy hiểm nhất.

1. Khoản 1 Điều 102 bộ luật hình sự

Khoản 1 Điều 102 quy định: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

– Điều kiện để cứu một người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu giúp người sắp chết. Khả năng này là do người đó rèn luyện, do bản năng hay tính chất nghề nghiệp chuyên môn như công an, bác sỹ…

Tuy nhiên khi xem xét một vụ việc cụ thể phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ việc chứ không chỉ căn cứ vào khả năng của người cứu giúp. Ví dụ, một bác sỹ phẫu thuật đang đi du lịch cùng gia đình gặp một người bị tai nạn cần phải mổ gấp mới cứu sống được, mặc dù người bác sỹ đó đã tìm mọi cách những do không có dụng cụ mổ nên người đó bị chết…trong trường hợp này, người bác sỹ không phải là tội phạm.

– Người phạm tội phải là người không có hành động cứu giúp nào thì mới coi là phạm tội. Nếu đã có hành động nhưng vẫn không cứu được người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì cũng không bị coi là tội phạm. Ví dụ, một người thấy người khác đang sắp chết đuối dưới sông, tuy người đó biết bơi những do vừa đi mổ về nên sức khỏe còn yếu không xuống nước cứu trực tiếp được; người này hô hoán những người xung quanh cứu giúp. Do mất nhiều thời gian nên nạn nhân chết đuối. Khi đó người nhìn thấy nạn nhân vẫn không bị coi là tội phạm. Tuy nhiên, lưu ý là nếu đang có hành động cứu giúp mà tự ý chấm dứt hành động cứu giúp để nạn nhân chết thì vẫn coi là phạm tội.

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý: người phạm tội biết rõ nếu không cứu giúp thì nạn nhân sẽ chết và biết rõ mình có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp. Tuy nhiên nếu do nhận thức chủ quan không rõ ràng tình trạng của nạn nhân thì không bị coi là tội phạm. Ví dụ, B bị tai nạn chấn thương ở đầu, anh A cứu giúp băng bó vết thương, B dần tỉnh lại, nghĩ B không còn nguy hiểm đến tính mạng nên A đưa B về nhà nghỉ ngơi, tuy nhiên sau đó B chết..trong trường hợp này, A không bị coi là tội phạm.

– Trong cấu thành hành vi thì nạn nhân phải bị chết thì hành vi không cứu giúp mới cấu thành tội phạm. Người không được cứu giúp phải chết thì người không cứu mới phạm tội. Nếu trước đó có người cố ý không cứu giúp, nhưng sau đó được người khác cứu nên nạn nhân không chết thì hành vi cố ý không cứu giúp trước đó không cấu thành tội này.

BẢO KHÁNH (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]UQnc84BpLm[/mecloud]

Tin nổi bật