Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ổn định Biển Đông là trật tự pháp lý với sự tham gia của các nước

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông khẳng định rằng, sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan...

(ĐSPL) - Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông khẳng định rằng, sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam nhấn mạnh.

Hội thảo "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực".

Sáng ngày 17/11/2014, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ VI "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực" do Hội Luật gia Việt Nam, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông đồng tổ chức đã khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.

Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu, trong đó có hơn 70 đại biểu là các học giả và quan chức chính phủ đến từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm các nước Asean, Mỹ, Trung Quốc, Australia, Hàn Quốc, Bỉ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp, Nauy, Thuỵ Điển, Nga, Canada..., hơn 30 đại diện cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và khoảng 100 đại biểu Việt Nam và nhiều cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế.

Nhiều đại biểu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự hội thảo.

Tại hội thảo, có 33 báo cáo được trình bày với 7 chủ đề: 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông; 2. Các bên tham gia và lực lượng hoạt động trên biển; 3. Tình hình chung ở Biển Đông và chính sách của các bên liên quan; 4. Quan hệ quốc tế và trật tự biển ở Biển Đông; 5. Luật pháp quốc tế: đất liền, đại dương và bầu trời; 6. Luật pháp quốc tế: các yêu sách và giải pháp; 7. Các biện pháp xây dựng lòng tin và chính sách ngoại giao phòng ngừa.

Hội thảo nhằm tạo điều kiện cho những trao đổi, chia sẻ quan điểm, hiểu biết, đóng vai trò nền tảng cho việc thúc đẩy hợp tác cho các bên liên quan trực tiếp và không trực tiếp đến các tranh chấp trên Biển Đông không chỉ hành động vì lợi ích của mình mà còn cân nhắc đến lợi ích của các bên liên quan khác và của cả cộng đồng quốc tế, từ đó hướng tới mục tiêu cuối cùng là biến Biển Đông từ khu vực tranh chấp phức tạp thực sự trở thành khu vực hoà bình, hợp tác và phát triển.

Phát biểu tại tiệc chiêu đãi chào mừng đại biểu tham dự hội thảo (tối ngày 16/11), TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đã đánh giá: "Sự hội tụ đông đủ của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế có uy tín về Biển Đông là minh chứng cụ thể nhất cho sự quan tâm ngày càng sâu sắc của cộng đồng khu vực và quốc tế đối với tình hình Biển Đông vốn có nhiều hệ luỵ đối với môi trường an ninh khu vực cũng như quốc tế.

Năm kỳ hội thảo vừa qua đã giúp xây dựng và củng cố một nhận thức chung của tất cả đại biểu tham dự hội thảo này: đó là vấn đề Biển Đông có tính chất rất phức tạp, là "bài toán" khó giải quyết, nhưng không vì vậy mà chúng ta - những nhà khoa học, những nhà tư vấn chính sách - được đầu hàng hay thoái thác. Nói chính xác hơn, chính vì vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều nỗ lực của tất cả các bên liên quan để xử lý mà tất cả chúng ta phải tập trung hỗ trợ và thúc đẩy các nỗ lực này”.

TS. Nguyễn Văn Quyền cũng đánh giá, sáu năm qua, chúng ta đã chúng kiến sự nở rộ nhiều hội thảo quốc tế về Biển Đông trong và ngoài khu vực hưởng ứng sự thành công của hội thảo quốc tế do Hội Luật gia Việt Nam và Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Đó là một tín hiệu đáng khích lệ cho những nố lực chính trị - ngoại giao, pháp lý nhằm quản lý và từng bước giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây trên thực địa lại một lần nữa nhắc nhở chúng ta về mức độ nguy hiểm của các nguy cơ xung đột tiềm ẩn tại Biển Đông và đòi hỏi tất cả chúng ta phải tăng cường tìm kiếm các sáng kiến, cơ chế, giải pháp nhằm đảm bảo hoà bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực này.

Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông cũng tái khẳng định một điều rằng, trật tự đảm bảo sự ổn định lâu dài ở Biển Đông chỉ có thể là một trật tự pháp lý với sự tham gia của tất cả các bên liên quan. Giải pháp cho vấn đề Biển Đông chỉ thật sự công bằng và bền vững khi được định hình và phát triển dựa tren sự tôn trong các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi cũng như ý thức tôn trọng các cam kết chung nhằm ngăn ngừa xung đột, hạn chế gây căng thẳng của các bên liên quan.

Hội thảo kết thúc vào chiều 18/11.

Tin nổi bật