Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Những lưu ý về bệnh sởi ở phụ nữ mang thai

(DS&PL) -

Mắc sởi khi mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi.

Mắc sởi khi mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển thai nhi. Vậy mẹ bầu cần lưu ý những gì về căn bệnh này?

Sởi là một dang bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh thường bùng phát chủ yếu vào mùa đông – xuân, thường gặp ở trẻ em và đôi khi cả người lớn. Sởi lây truyền chủ yếu qua không khí, vì vậy bệnh có khả năng bùng phát thành dịch. 

Triệu chứng bệnh sởi ở phụ nữ mang thai 

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thời gian ủ bệnh sởi là từ 7 – 21 ngày, khi đó mẹ bầu sẽ có những biểu hiện dưới đây:

Giai đoạn khởi phát: Sốt cao 39 – 40 độ C, cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau đầu; Viêm đường hô hấp trên; Viêm thanh quản gây khan tiếng; Xuất hiện các hạt Koplik ở bề mặt niêm mạc má, kích thước 0,5 – 1mm màu trắng/xám, có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên

Giai đoạn toàn phát: Sau khi sốt cao 3 – 4 ngày sẽ có triệu chứng phát ban, ban hồng dát sần; Ban xuất hiện ở vùng tai, gáy, trán, mặt, cổ rồi lan dần đến thân mình và tứ chi, gan bàn chân và lòng bàn tay. Tình trạng sốt sẽ giảm dần khi ban mọc hết toàn thân. 

Giai đoạn hồi phục: Những nốt ban sẽ nhạt dần rồi chuyển sang màu xám, bong vảy và để lại vết thâm, sau đó biến mất; Tình trạng ho vẫn tiếp tục và kéo dài 1 – 2 tuần sau khi hết ban

Biến chứng của bệnh sởi đối với phụ nữ mang thai

Ở người lớn, bệnh sởi gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não, liệt, động kinh, ngớ ngẩn. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh sởi có thể sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ bị nhẹ cân hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… đồng thời hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến mắc bệnh viêm phổi, viêm đường tiết niệu…

Tùy thuộc vào từng thời điểm mẹ nhiễm sởi mà bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi như sau:

3 tháng đầu: làm tăng nguy cơ thai nhi dị dạng hoặc sẩy thai, sinh con bị nhẹ cân 

3 tháng giữa: nguy cơ thai nhi dị dạng giảm đi nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sẩy thai

3 tháng cuối: nguy cơ thai nhi dị dạng đã giảm rất thấp, nhưng tỷ lệ mẹ bầu phải đẻ non hoặc thai chết lưu lại cao hơn. 

Ảnh hưởng khi bị sởi trong giai đoạn mang thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai sức đề kháng bị suy giảm nên rất dề mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh sởi. Với những người chưa tiêm vắc xin thì nguy cơ mắc bệnh sởi càng cao.

Theo các bác sĩ, bị sởi khi đang mang thai sẽ không gây dị tật cho thai nhi nhưng tỷ lệ tử vong ở người mẹ tăng cao gấp 3 lần.

Khi bị sởi, mẹ bầu sẽ bị sốt cao, thân nhiệt và nhịp tim tăng, từ đó làm tăng nhiệt độ buồng ối cũng như tần số tim thai. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thai, tim thai sẽ phải làm việc quá sức, dẫn đến sẩy thai, chết lưu,...

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mắc sởi vào giai đoạn cuối thai kỳ, virus thâm nhập vào thai nhi qua gai rau sẽ làm bé bị nhiễm sởi tiên phát, dẫn đến nguy cơ tử vong sơ sinh cao.

Phòng ngừa bệnh sởi ở phụ nữ mang thai

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu dễ nhiễm virus do sức đề kháng giảm, nhất là khi có dịch sởi. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần có biện pháp phòng ngừa ngay trước khi mang thai. Việc phòng tránh sởi là điều hết sức cần thiết nhưng cũng rất đơn giản, người mẹ có thể dễ dàng thực hiện:

Bạn nên tiêm phòng 2 mũi vắc-xin sởi trước khi mang thai trong trường hợp chưa tiêm mũi nào trước đây. 

Khi đã mang thai, mẹ bầu không nên tiêm vắc-xin MMR (vắc-xin phòng 3 bệnh : sởi, quai bị, rubella) mà chỉ được tiêm sau khi sinh. 

Khi mang thai, mẹ bầu cần thận trọng khi tiếp xúc đám đông, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, sát trùng mũi họng bằng nước muối sinh lý, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. 

Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin C để tăng sức đề kháng 

Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

Nếu trong nhà có người lớn, trẻ nhỏ bị sởi nên cách ly và mẹ bầu không được tiếp xúc tránh bị lây sởi.

Khi bị sốt, phát ban cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. Bên cạnh đó, sản phụ cần được theo dõi cả mẹ lẫn thai nếu không may bị nhiễm sởi.

Nếu dùng bất cứ loại thuốc hay lá dân gian nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. 

Khi mắc bệnh sởi trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý cũng sẽ giúp bệnh chóng khỏi hơn. Cần đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh.

Linh My

Tin nổi bật