Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà báo Úc kể về 2 lần được Trung Quốc dụ làm gián điệp

(DS&PL) -

Nhà báo Úc Angus Grigg mới đây đã kể về trải nghiệm được phía Trung Quốc đề nghị trở thành gián điệp với những phần thưởng tiền mặt hậu hĩnh.

Nhà báo Úc Angus Grigg mới đây đã kể về trải nghiệm được phía Trung Quốc đề nghị trở thành gián điệp với những phần thưởng tiền mặt hậu hĩnh.

Hôm 21/12 vừa qua, trang AFR đã đăng tải bài viết của nhà báo Úc Angus Grigg kể lại khoảng thời gian mà phía Trung Quốc mời ông làm gián điệp. Bài viết ngay lập tức thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Lần đầu tiên nhà báo Grigg nhận được lời mời là vào một ngày tháng 9/2013, bên bữa trưa với món cá Tứ Xuyên, đậu phụ cay và đậu xanh xào. Giao dịch vô cùng đơn giản: Tiền đổi lấy thông tin.

Dưới đây là lời kể của Angus Grigg:

Tôi đã ở Trung Quốc được 17 tháng tính đến thời điểm đó và, giống như hầu hết các phóng viên nước ngoài, tôi cảm thấy thất vọng bởi tình trạng kìm nén thông tin rất chặt chẽ ở quốc gia châu Á này. Nhưng rồi, vào một ngày mùa thu ở khu tô giới Pháp cũ tại Thượng Hải, tôi tưởng như mình sẽ có bước đột phá.

Những người xử lý ý kiến ​​của tôi, những người làm việc cho một cơ quan tư vấn an ninh liên kết với chính phủ Trung Quốc ít nhất cũng đã tỏ ra sẵn sàng trao đổi.

Nhà báo Grigg từng 2 lần được mời làm gián điệp cho Trung Quốc. Ảnh: Getty

Nhưng hóa ra họ không hề quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài. Sau khi ăn trưa xong, họ bắt đầu đưa ra lời đề nghị của mình với một thái độ hết sức chân thành.

"Chúng tôi cũng giống như các nhà báo thôi", người đàn ông trẻ tuổi mặc chiếc áo phông bó sát màu hồng cười nhẹ và nói với tôi. "Chúng tôi cần có những câu chuyện trước đối thủ của mình và nếu hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi sẽ được thưởng lớn hơn".

Sau đó người này khéo léo gợi ý rằng tôi hãy cung cấp cho họ biết trước thông tin khi tờ báo mà tôi làm việc chuẩn bị đăng các bài có chứa những tiết lộ mới về hoạt động tấn công mạng hay gián điệp công nghiệp ở Trung Quốc. "Nếu ông cho chúng tôi biết, chúng tôi có thể chia tiền thưởng cho ông".

Cho đến ngày nay, tôi cảm thấy rất tiếc vì đã không hỏi xem số tiền thường là bao nhiêu cho những thông tin tôi cung cấp và những thông tin đó được dùng để làm gì. Vào thời điểm đó, tôi cũng không chắc mình có hiểu lầm cuộc trò chuyện hay không dù cho người đó nói tiếng Anh bằng ngữ điệu hoàn hảo.

Hai tháng sau, những nghi ngờ này đã bị xóa bỏ khi tôi nhận được yêu cầu thứ 2, đáng kể hơn so với trước đó. Lần này không có sự giả vờ chia sẻ nghề nghiệp hay gợi ý chia sẻ tiền thưởng nữa, chỉ đơn giản và thẳng thắn: Đổi thông tin lấy tiền mặt.

Lời đề nghị thứ hai được đưa ra sau một cú điện thoại từ người đàn ông trẻ tuổi, người nói rằng họ cần gặp tôi khẩn cấp trước khi tôi trở về nhà vào dịp Giáng sinh. Nguyên nhân của sự gấp gáp này là bởi họ muốn tặng quà Giáng sinh cho con gái tôi nhưng chưa thể vì tôi đã hủy 2 cuộc hẹn trước đó.

"Chúng ta có thể gặp được chiều nay không?", người đàn ông trẻ tuổi nói. Khi tôi đến khách sạn Regal International East Asia gặp họ, thứ họ mang cho tôi nhiều hơn là món đồ chơi thông thường. Khi tôi ngồi trong ghế bành đổ màu trà xanh, tôi được nghe nói về một khoản "hoa hồng đặc biệt". Điều này có nghĩa là có thêm một công việc cho tôi khi về nghỉ ở Úc.

Dường như họ đã tự giải thích sự từ chối lần trước của tôi là vì tôi không có khả năng cung cấp các thông tin cần thiết, chứ không phải là vì tôi không sẵn lòng giúp đỡ. Điều đó đã khiến họ thử lại lần thứ 2.

Những món quà Giáng sinh vẫn được ông Grigg giữ lại cho đến ngày nay. Ảnh: Grigg

Sau khi gửi các món quà tặng Giáng sinh cho con gái tôi – những món quà mà hiện vẫn đang nằm ở tầng hầm của gia đình – họ lập tức đi thẳng vào vấn đề, bỏ qua những câu chuyện xã giao bình thường.

Trong mùa hè Úc, tôi được đề nghị làm việc với các quan chức cấp cao của chính phủ, các Bộ trưởng và những người khác trong cộng đồng chính sách đối ngoại rồi xác định liệu có sự thay đổi đáng kể trong chính sách đối với Bắc Kinh từ chính phủ liên bang mới được bầu, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Tony Abbott hay không.

"Khi ông trở về, ông có thể viết một bản báo cáo và chúng tôi sẽ trả cho ông vì việc này", người đàn ông phía Trung Quốc đề nghị.

Lần này, tôi đã thẳng thừng từ chối, nói rằng tôi sẽ ngồi trên một bãi biển ở vịnh Byron, không trở thành tay sai đi thăm dò tin tức liên quan đến chính sách đối ngoại của đất nước.

Bên cạnh đó, những gì họ yêu cầu hầu như cũng chẳng có gì bí mật. Dưới sức ép từ Washington, Thủ tướng Abbott đã đưa ra chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn đối với Bắc Kinh và tìm cách tái lập quan hệ gần gũi hơn với các nền dân chủ khác trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ.

Sau lần trả lời dứt khoát ấy, phía Trung Quốc dường như đã từ bỏ ý định thuyết phục ông cung cấp thông tin, ngoài một lần sau khi Malcolm Turnbull lật đổ ông Abbott trở thành tân Thủ tướng. Từ đó, không còn những cuộc gọi bất ngờ. Không còn những buổi gặp mặt bên ly trà nóng tại các khách sạn sang trọng.

Đối với tôi, mọi việc đều rất thú vị và không có gì khó khăn để tiết lộ. Hành động của Trung Quốc cho thấy rằng, bất chấp mọi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hiện đại hóa và đưa quan chức ra nước ngoài để hiểu được thế giới, họ cũng không thực sự có được nhiều tiến bộ trong thu thập thông tin tình báo.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo AFR)

Tin nổi bật