Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngôi làng đặc biệt tại Hàn Quốc: Nơi "sống chậm" và rũ bỏ áp lực phải thành công

(DS&PL) -

Với giới trẻ Hàn Quốc, sự khao khát thành công trở thành thứ văn hóa ám ảnh biến đất nước họ đang sống ngày càng trở nên ngột ngạt.

Với giới trẻ Hàn Quốc, sự khao khát thành công trở thành thứ văn hóa ám ảnh biến đất nước họ đang sống ngày càng trở nên ngột ngạt.

Don’t Worry Village - nơi dành cho những người trẻ Hàn Quốc kiệt sức vì áp lực sống ở thành phố lớn. Ảnh: SCMP.

Thị trấn Mokpo (Hàn Quốc) cách khá xa thủ đô Seoul nhộn nhịp. Trong lịch sử, nơi đây từng là một trung tâm giao thông và công nghiệp lớn với 230.000 người sinh sống, song hiện tại thành phố cảng này này chỉ còn lại những tòa nhà bị bỏ hoang.

Điều này khiến nó trở thành địa điểm hoàn hảo để doanh nhân 33 tuổi Hong Dong-woo bắt đầu phát triển làng Don’t Worry Village (tạm dịch: Ngôi làng không lo lắng). Đây là nơi dành cho những người trẻ Hàn Quốc kiệt sức vì áp lực sống ở thành phố lớn hoặc đang tìm kiếm một nơi để tìm ra những ý tưởng mới.

“Điều khiến mọi người đăng ký trải nghiệm cuộc sống ở làng Don’t Worry Village không phải là địa hình hay phong cảnh đẹp. Thay vào đó, họ muốn hòa chung vào không khí tập thể và muốn được chia sẻ về những khó khăn và lo lắng trong cuộc sống. Họ chỉ muốn nói với ai đó về những gì đang phải trải qua”, anh Hong nói.

Park Cho-bin (21 tuổi) gần đây đã bỏ việc và nộp đơn gia nhập Don’t Worry Village. Dù ở giai đoạn sở hữu sức trẻ tràn trề, đầy hoài bão và ước mơ, cô gái này lại nhận ra những điều cô có không mang đến cho cô cảm giác hạnh phúc. Cô làm bán thời gian ở vị trí nhân viên xử lý dữ liệu nhưng công việc là thứ trống rỗng bên trong cô. 

Với một khoản phí nhỏ, Park và những người đăng ký sẽ trải qua nhiều cuộc phỏng vấn để trở thành thành viên chính thức của ngôi làng trong 6 tuần. Tại đây, mọi người sẽ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, làm quen với bạn mới và thư giãn ở vùng nông thôn.

Với anh Hong Dong Woo, đây là trạm dừng cho người trẻ có được cơ hội nỗ lực một lần nữa, để nhận ra họ thật sự cần gì trong cuộc sống thay vì cứ chạy về phía trước. 

Những người trẻ chia sẻ về những trải nghiệm và cùng nhau hàn gắn tổn thương sau thất bại

Lee Jin-ah, 36 tuổi, là một trong những cư dân đầu tiên của làng, đã quyết định ở lại Mokpo chỉ sau 6 tuần đầu tiên thử sống ở đây.

Cô từng là quản lý cũ của một cửa hàng tạp hóa ngoại thành Seoul nhưng giờ thì cô đang làm nhân viên tài chính cho Empty Public Space – tổ chức đứng đằng sau Don’t Worry Village. Tổ chức này tạo ra lợi nhuận bằng cách sáng tạo nội dung và phát triển chúng trên mạng xã hội.

“Một ngày nọ, tôi đột nhiên tự hỏi tại sao phải đợi đến khi nghỉ hưu để thực hiện ước mơ của mình? Ở Seoul, mọi thứ ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và tôi không có tiền để làm những việc tôi muốn làm, nhưng ở đây, mọi thứ có giá cả phải chăng hơn, có nhiều thứ phù hợp với khả năng của tôi hơn”, Lee Jin-ah chia sẻ.

Không chỉ tìm được sự tự do tài chính ở đây, cô cũng không còn lo lắng và bị áp lực xã hội đè nặng như hồi còn sống ở một thành phố lớn như Seoul.

“Đây là đất nước của thành công. Chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều và cũng đạt được thành tựu. Tuy nhiên, nó cũng biến Hàn Quốc thành một xã hội quá coi trọng thành tích và cạnh tranh khốc liệt”, Lee Jae-yeol, nhà xã hội học tại ĐH Quốc gia Seoul, tác giả If You Were Born Again, Would You Live in Korea, cuốn sách lý giải sự bất hạnh và tỷ lệ tự tử cao của Hàn Quốc.

Văn hóa làm việc của Hàn Quốc từ lâu được biết tới là khắc nghiệt, với giờ làm việc trung bình thuộc tốp đầu thế giới. Song song đó là áp lực lớn về sự thành công. Hậu quả của hai điều trên thể hiện rõ nhất ở giới trẻ nước này, với tự tử là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết những người trong độ tuổi từ 10 - 39 vào năm 2018 (theo cơ quan Statistics Korea trực thuộc Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc).

Giới trẻ Hàn Quốc cảm thấy ngột ngạt vì áp lực thành công.

Chính phủ Hàn Quốc nhìn thấy những điều đang diễn ra. Năm 2018, lần đầu tiên Hàn Quốc tổ chức triển lãm Thất bại ở Seoul. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In có mặt, đích thân dành lời động viên, nhắn nhủ đến những người trẻ đang vật lộn với cuộc đua tìm việc làm và những chủ doanh nghiệp đang đối diện với khó khăn chất chồng trong kinh doanh rằng: “Chúng ta hãy cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Yun Tae-woong, phó vụ trưởng thuộc bộ nội vụ, thừa nhận tỷ lệ tự tử đáng báo động là một trong những lý do khiến chính phủ phải khuyến khích mọi người nghĩ khác về thất bại.

"Xã hội cần được chữa lành", ông Yun nói.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật