Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga phản ứng ngay gắt, phủ nhận mọi đồn đoán "đàm phán ngầm" với Ukraine

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Nga khẳng định chưa từng có bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp hay gián tiếp vào với Ukraine về lệnh ngừng bắn một phần.

Theo Reuters, Nga mới đây đã bác bỏ mọi thông tin cho rằng cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Kursk đã làm chệch hướng các cuộc đàm phán gián tiếp giữa hai bên về việc ngừng các cuộc tấn công vào các mục tiêu năng lượng và điện, đồng thời cho biết không có cuộc đàm phán nào với đối phương về các cơ sở hạ tầng dân sự.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi tờ Washington Post đưa tin vào ngày 17/8 rằng Ukraine và Nga đã chuẩn bị cử các phái đoàn đến Qatar trong tháng này để đàm phán một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng và điện của cả hai bên tham chiến.

Tờ báo này cho hay thỏa thuận được nhắc đến tương đương với lệnh ngừng bắn một phần nhưng các cuộc đàm phán đã bị hủy bỏ do Ukraine tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của Nga. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mới đây đã đưa ra bình luận về thông tin này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: Anadolu

"Không ai hủy bỏ bất cứ điều gì vì chẳng có gì để phải hủy bỏ. Không có cuộc đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp nào giữa Nga và chính quyền Ukraine về sự an toàn của các cơ sở hạ tầng quan trọng dành cho dân sự", bà Zakharova nói.

Theo bà Zakharova, phương Tây phải thúc đẩy Ukraine ngừng thực hiện các cuộc tấn công khủng bố vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở Nga. "Những ai thực sự muốn đảm bảo an ninh cho cơ sở hạ tầng quan trọng và tránh hậu quả thảm khốc của các hành động từ Ukraine trước hết phải thúc đẩy họ từ bỏ các phương pháp chiến tranh khủng bố, các nước phương Tây nên ngừng khuyến khích các chiến thuật như vậy và ngừng cung cấp vũ khí sát thương cho họ", bà chỉ ra.

Quan chức Nga nhắc lại rằng Ukraine đã từng có nhiều cơ hội để giải quyết cuộc xung đột thông qua đàm phán. Cơ hội gần đây nhất là vào tháng 6 khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra sáng kiến ​​hòa bình mà nước này khá hào phóng cho phía Ukraine, mở ra viễn cảnh thực sự cho lệnh ngừng bắn và giải quyết chính trị và ngoại giao.

Đề xuất hòa bình mới nhất của ông Putin bao gồm việc Ukraine công nhận thực tế lãnh thổ của các vùng đã sáp nhập vào Nga, giữ vị thế trung lập, từ bỏ ý định tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dỡ bỏ các lệnh trừng phạt bất hợp pháp và không phân biệt đối xử với công dân nói tiếng Nga.

Theo Reuters và Tass

Tin nổi bật