Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên uống nước rau má vào thời điểm nào trong ngày

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Nước rau má là thức uống được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng của rau má, việc lựa chọn thời điểm uống phù hợp là rất quan trọng.

Chia sẻ trên VTC News, theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, nước rau má có thể dùng trong cả ngày, tuy nhiên "thời điểm vàng" để thưởng thức nước rau má là vào buổi sáng hoặc khi vừa ép xong. Nguyên nhân, nước rau má càng để lâu càng dễ mất chất dinh dưỡng, làm sinh sôi vi khuẩn. Hơn nữa buổi sáng là thời điểm cơ thể cần bổ sung nước nên sẽ hấp thụ được trọn vẹn lợi ích từ rau má.

Những lưu ý khi uống nước rau má

Uống nước rau má trước khi ra nắng

Nhiều người có suy nghĩ trước khi ra ngoài trời nắng nóng nên uống một thứ gì đó mát mẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là suy nghĩ cực sai lầm.

Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể gây bất tỉnh, mê man...

Tốt nhất, nếu xác định phải ra ngoài trời nắng thì bạn không nên uống nước rau má trước đó nữa. Nên uống khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.

Khi uống nước rau má xong, bạn cần hạn chế ra nắng vì trong rau má có hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Uống nước ép rau má khi đói

Rau má có tính hàn (lạnh), khi bụng đói mà uống nước rau má có thể gây lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi, thậm chí tiêu chảy, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa yếu. Uống nước rau má khi đói có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit dịch vị, lâu dần có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, nước rau má có thể làm giảm đường huyết, nếu uống khi đói có thể gây hạ đường huyết, dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.

Dùng nước rau má để uống thuốc

Đây là hành động kết hợp vô cùng nguy hiểm. Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Vì vậy, nếu đang uống thuốc, tốt nhất bạn không nên uống nước rau má để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Uống nước ép rau má liên tục trong thời gian dài

Mặc dù rau má có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều trong thời gian dài có thể gây áp lực lên gan và thận, dẫn đến các vấn đề về chức năng của các cơ quan này. Điều này còn có thể làm tăng lượng cholesterol và đường huyết trong máu, không tốt cho những người có vấn đề về tim mạch và tiểu đường.

Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu

Nhiều người nghĩ do rau má có tính hàn, giải nhiệt tốt nên khi bị khó tiêu, ợ nóng sẽ uống nước rau má. Thói quen này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.

Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường vào sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng, có thể gây quặn thắt và đau bụng. Để an toàn thì nên tránh uống nước rau má trong thời gian này.

Thêm nhiều đường vào nước ép rau má

Nhiều người thích thêm đường vào nước ép rau má để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, rau má vốn có vị thanh mát, hơi đắng nhẹ. Thêm nhiều đường sẽ làm át đi vị tự nhiên của rau má, đồng thời làm giảm tác dụng giải nhiệt, giải độc của nó.

Ngoài ra, đường là một loại carbohydrate đơn giản, khi tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch và nhiều bệnh mãn tính khác.

Theo các chuyên gia cho biết, nếu như bạn đang nhức đầu thì không nên uống nước rau má

Uống khi bị nhức đầu

Theo các chuyên gia cho biết, nếu như bạn đang nhức đầu thì không nên uống nước rau má. Bởi rau má có tính hàn khi uống nhiều nước rau má sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu và khiến bạn bị nhức đầu nhiều hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể gây vỡ mạch máu ảnh hưởng tới tính mạng.

Dùng rau má đã để lâu để ép lấy nước

Rau má sau khi thu hoạch, các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa sẽ dần dần bị phân hủy. Nếu để quá lâu, rau má sẽ mất đi phần lớn giá trị dinh dưỡng của nó.

Rau má để lâu trong môi trường không đảm bảo vệ sinh dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Uống nước ép từ rau má nhiễm khuẩn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Uống rau má khi tiêu chảy

Theo báo Tiền phong, một trong những thời điểm bạn cực kỳ không nên uống nước rau má đó là khi bạn đang bị lạnh bụng, tiêu chảy. Rau má cũng như nhiều loại rau có tính hàn, có công dụng giải nhiệt thì khi uống quá nhiều nước rau má sẽ gây lạnh bụng, chướng bụng khiến bạn bị mất nước ảnh hưởng tới chức năng điện giải gây hoa mắt chóng mặt. Đặc biệt, với những người bụng yếu, uống nước rau má cũng dễ gây ra đầy bụng và tiêu chảy vô cùng nguy hiểm.

Hướng dẫn uống nước rau má đúng cách

- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.

- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, bạn cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới uống lại.

Tin nổi bật