Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ đưa F-22 đến Đông Nam Á để đe Trung Quốc?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo Washington Times số ra ngày 3/7, việc Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor tham gia tập trận chung với Malaysia là để răn đe Trung Quốc.

(ĐSPL) - Theo Washington Times số ra ngày 3/7, việc Mỹ điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor tham gia tập trận chung với Malaysia là để răn đe Trung Quốc.

Trung tuần tháng 6/2014, Lầu Năm Góc đã điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor tham gia một cuộc tập trận chung mang mật danh “Cope Taufan 2014” với Malaysia.

Lầu Năm Góc đã điều 6 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor tham gia một cuộc tập trận chung mang mật danh “Cope Taufan 2014” với Malaysia.

Đây là lần đầu tiên Không quân Mỹ đưa loại chiến đấu cơ tối tân này đến khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, F-22 chỉ mới xuất hiện ở vùng Đông Bắc Á.

Báo chí Trung Quốc lo ngại rằng việc Mỹ đưa F-22 Raptor đến Đông Nam Á nhằm tăng cường khả năng vây hãm Trung Quốc trong một cuộc tấn công Trung Quốc tiềm tàng tương lai.  Khả năng tàng hình cho phép F-22 Raptor có thể tiến hành các cuộc đột kích bí mật bất ngờ. Điều đó là cần thiết cho kế hoạch tác chiến bí mật của Lầu Năm Góc, vốn tìm cách nhanh chóng đánh bại Trung Quốc nếu xảy ra xung đột, bằng cách tấn công các địa điểm chiến lược sâu bên trong Trung Quốc như các trung tâm chỉ huy, các căn cứ dưới lòng đất, căn cứ tên lửa, các cơ sở dự trữ dầu mỏ và các hệ thống lưới điện.

Máy bay tiêm kích đắt nhất thế giới

Lockheed Martin F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình. Ban đầu, F-22 Raptor được thiết kế chế tạo nhằm giành ưu thế trên không trước Không quân Liên Xô, nhưng nó cũng có nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát.

F-22 Raptor là loại máy bay tiêm kích đắt nhất thế giới, với giá trị gần 420 triệu USD mỗi chiếc nếu tính cả chi phí phát triển.

Chỉ có 187 chiếc F-22 Raptor được đưa vào biên chế vào lực lượng Không quân Mỹ trong kế hoạch tổng số 750 chiếc,  sau khi phải cắt giảm số lượng nhiều lần vì nhiều vấn đề và giá quá cao. F-22 Raptor là loại máy bay tiêm kích đắt nhất thế giới, với giá trị gần 420 triệu USD mỗi chiếc nếu tính cả chi phí phát triển. Đến tháng 4/2005, tổng chi phí cho chương trình phát triển và chế tạo F-22 Raptor đã lên đến  70 tỷ USD.

Hiện tại, Không quân Mỹ chỉ còn có là 182 chiếc F-22 Raptor và loại máy bay tiêm kích đắt nhất thế giới này chưa từng tham gia vào bất kỳ phi vụ chiến đấu thực tế nào. Vụ tai nạn đầu tiên của loại F-22 Raptor sản xuất hàng loạt diễn ra tại Căn cứ không quân Nellis ngày 20/12/ 2004, khi máy bay đang cất cánh.

Chỉ có điều, F-22 Raptor không phải là loại máy bay đắt tiền nhất nếu so với mức giá khoảng 2,2 tỷ USD cho mỗi chiếc B-2 Spirit.

Quốc hội Mỹ đã duy trì lệnh cấm bán F-22 Raptor ra nước ngoài trong cuộc họp liên tịch ngày 27/9/2006. Sau những cuộc bàn luận tại Washington vào tháng 12/2006, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng F-22 Raptor sẽ không được bán ra nước ngoài.

Cực kỳ linh hoạt với tốc độ tối đa Mach 2.42

F-22 Raptor được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt theo chiều lên xuống, với tầm thay đổi ±20 độ. Lực đẩy tối đa vào khoảng 156 KN cho mỗi động cơ. Tốc độ tối đa được ước tính là Mach 1,72 và  “lớn hơn Mach 2.0”, khi sử dụng các buồng đốt hai lần.  Cựu phi công thử nghiệm hàng đầu Paul Metz tiết lộ F-22 Raptor có tốc độ tối đa lớn hơn 1.600 mph (Mach 2.42).

Thiết bị điều chỉnh hướng luồng khí phụt cho phép F-22 quay vòng hẹp và thực hiện dược  những động tác bay phức tạp.

Thiết bị điều chỉnh hướng luồng khí phụt cho phép F-22 quay vòng hẹp và thực hiện dược  những động tác bay phức tạp như kiểu quay vòng chữ J (J-Turn) , “rắn mang bành” của Pugachyov.

F-22 Raptor có khả năng hoạt động như một "Hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không" (AWACS) thu nhỏ. Hệ thống này cho phép  F-22 Raptor xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.

Tuy được thiết kế mang vũ khí ở khoang trong để có được tính năng chiến đấu tốt nhất, chiếc F-22 vẫn có thể mang thêm vũ khí ngoài. Hai cánh của nó có nhiều mấu treo cứng. Mỗi mấu cứng trên lý thuyết có thể mang 5.000 cân Anh vũ khí. Tuy nhiên, việc mang vũ khí ngoài làm giảm đáng kể tính năng tàng hình. Hai trong số các mấu đó có thể dùng để mang thùng dầu phụ. Vật treo trên mấu có thể được thả ra trong khi bay cho phép máy bay lấy lại tính năng tàng hình khi đã tách hết chúng.

F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. Tuy nhiên, 480 viên đạn dự trữ chỉ giúp vũ khí này có tác dụng trong một thời gian ngắn vì khẩu pháo cỡ nòng 20 mm này có thể bắn với tốc độ 100 phát đạn mỗi phút.

F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn tên lửa, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.

Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai tên lửa AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.

Để tấn công mặt đất, bốn tên lửa AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 tên lửa AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg), Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 tên lửa tầm ngắn AIM-9.

Tướng không quân Angus Houston, cựu chỉ huy Không quân Hoàng gia Australia, đã tuyên bố trong năm 2004 rằng  "F-22 là loại máy bay chiến đấu xuất sắc nhất từng được chế tạo”.

Sau một cuộc diễn tập không chiến với 8 chiếc F-22 tại Nevada trong tháng 11/2005, Trung Tá Jim Hecker, chỉ huy phi đội máy bay chiến đấu số 27 tại Căn cứ không quân Langley, Virginia, cho biết: “Chúng tôi đã ‘tiêu diệt’ 33 chiếc F-15C và không hề chịu một thiệt hại nào. Họ không hề nhìn thấy chúng tôi”.

Tháng 6/2006 trong cuộc tập trận Vòng cung phương Bắc (cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất tại Alaska),  F-22A đã đạt tỷ lệ tiêu diệt 144-0 trước những chiếc F-15, F-16 và F/A-18 đóng giả loại MiG-29, Su-30 và các loại máy bay chiến đấu khác của Nga hiện nay.

Tuy nhiên, F-22 Raptor cũng bộc lộ một số nhược điểm. Trong cuộc tập trận “Red Flag 2012”,  máy bay tiêm kích Eurofighter Typhoon lại có thể hạ dễ dàng F-22 trong cận chiến vì F-22 khá to và nặng nề. Theo các báo cáo, nếu như đòn tần công tầm xa thất bại, thì F-22 sẽ có nguy cơ dễ dàng bị bắn hạ khi một cuộc cận chiến tầm diễn ra sau đó.

Một điều đáng lo ngại nữa là các hệ thống phòng không của Trung Quốc ngày càng có khả năng tấn công các máy bay tàng hình như F-22.  Trong khi đó, Nga hồi tháng trước đã thông báo sẽ bán cho Trung Quốc các hệ thống phòng thủ và chống tên lửa S-400, được xem là một trong những hệ thống phòng thủ hiện đại nhất thế giới.

Tin nổi bật