Chà là được mệnh danh là "kẹo của thiên nhiên". Ảnh minh họa.
Chà là được mệnh danh là "kẹo của thiên nhiên", trong khi quả óc chó là "thức ăn cho não bộ".
Trên thực tế, cả hai đều hoạt động như những "người chữa lành" bên trong hệ tiêu hóa. Chà là giàu chất xơ hòa tan, hoạt động như một cây chổi nhẹ nhàng làm sạch đường ruột đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi. Khi kết hợp với quả óc chó vốn giàu axit béo omega-3 giúp chống viêm, chúng trở thành một món ăn vặt tuyệt vời, làm dịu niêm mạc ruột bị kích ứng.
Vitamin C kết hợp chocolate đen nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đó là lựa chọn có chủ đích của Tiến sĩ Sethi.
Hạnh nhân và hạt dẻ cười (pistachio) chứa một lượng vitamin C khá tốt. Kết hợp chúng với chocolate đen 70% (hoặc cao hơn) tạo ra hiệu ứng cộng hưởng nhẹ. Chất chống oxy hóa trong chocolate giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất từ các loại hạt tốt hơn. Đồng thời, flavonoid trong chocolate hỗ trợ các quá trình thải độc của gan.
Món ăn này không chỉ tăng năng lượng mà còn giảm stress oxy hóa, nguyên nhân gốc rễ gây tiêu hóa chậm, đầy hơi, và tắc nghẽn chức năng gan.
Táo là loại quả phổ biến nhưng khi được kết hợp với một chút bột quế ấm và mật ong nguyên chất, nó có tính chữa bệnh.
Quế chứa cinnamaldehyde, một hợp chất có khả năng cân bằng vi khuẩn đường ruột và điều hòa lượng đường trong máu. Mật ong nguyên chất, khi dùng ở mức độ vừa phải, hoạt động như một loại prebiotic tự nhiên, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột.
Sữa chua cung cấp protein chất lượng cao, canxi và ít đường hơn so với các loại sữa chua thông thường. Ảnh minh họa.
Chứa hàm lượng cao lợi khuẩn probiotics, đặc biệt là các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium - đã được chứng minh giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm đường ruột.
Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA), sử dụng sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tăng cường hoạt động enzym gan gián tiếp thông qua trục ruột-gan.
Sữa chua còn cung cấp protein chất lượng cao, canxi và ít đường hơn so với các loại sữa chua thông thường.
Nguồn dồi dào chất béo không bão hòa đơn (MUFA) - tốt cho tim và gan. Không những vậy, bơ còn chứa glutathione, một hợp chất quan trọng giúp tăng cường khả năng thải độc tế bào gan.
Glutathione có trong bơ giúp giảm tổn thương gan do stress oxy hóa và hỗ trợ cải thiện chức năng gan ở người có tiền sử gan nhiễm mỡ. Một lát bánh mì nguyên cám kèm bơ có thể trở thành món ăn vặt vừa ngon vừa có lợi cho gan.
Bổ sung hạt chia 2 lần/ngày trong 8 tuần giúp cải thiện lipid máu, hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ và tăng cường chuyển hóa mỡ tại gan. Ảnh minh họa.
Hạt chia chứa chất xơ hòa tan (soluble fiber) giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và mỡ, đồng thời tạo gel hỗ trợ nhu động ruột. Khi ngâm nước, hạt chia nở ra và hoạt động như một chất làm sạch nhẹ cho đường ruột.
Bổ sung hạt chia 2 lần/ngày trong 8 tuần giúp cải thiện lipid máu, hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ và tăng cường chuyển hóa mỡ tại gan. Đây là món ăn vặt lý tưởng vào giữa buổi sáng hoặc trước bữa tối.
Chứa enzym papain giúp phân giải protein, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, đồng thời giàu vitamin C, beta-caroten và flavonoid - các chất chống ôxy hóa mạnh giúp làm sạch tế bào gan.
Ăn 150g đu đủ chín mỗi ngày trong 6 tuần giúp cải thiện đáng kể tình trạng đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ giảm viêm gan nhẹ nhờ hoạt tính chống ôxy hóa tự nhiên.