Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Món ăn vặt "gây nghiện" của nhiều người nhưng lại "cực độc" với người bệnh thận

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Món ăn vặt quen thuộc, được nhiều người ưa chuộng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là với những người đang mắc bệnh lý về thận.

Ốc là một loại thực phẩm ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho. Bạn có thể mua ốc tươi về chế biến hoặc thưởng thức các món ốc thơm ngon ở ngoài quán với nhiều cách chế biến hấp dẫn, chẳng hạn như hấp, xào sả ớt, nướng muối…

Mặc dù thơm ngon, bổ dưỡng nhưng trong ốc lại có rất nhiều ký sinh trùng sinh sống có thể gây bệnh cho con người, chẳng hạn như nhiễm giun lươn, sán lá gan (bao gồm sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn), sán lá ruột, sán máng… đặc biệt những nhóm người dưới đây nên hạn chế ăn ốc.

Người mắc bệnh thận, huyết áp cao

Trong ốc có chứa nhiều natri, khi hàm lượng natri cao sẽ khiến tình trạng bệnh đái tháo đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, đối với những người bị các bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Người bị ho, hen suyễn không nên ăn hải sản, đặc biệt là cua, ốc để tránh làm bệnh thêm nặng.

Người bị dị ứng

Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này hoặc nên ăn một lượng thật nhỏ cua ốc để xem phản ứng của cơ thể.

Nếu thấy sau ăn vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Những người bị ho hoặc hen suyễn

Người bị ho, hen suyễn không nên ăn hải sản, đặc biệt là cua, ốc để tránh làm bệnh thêm nặng.

Chính vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe, nên nói không với món ăn này tránh làm bệnh tình trầm trọng.

Người đang bị dị ứng

Đối với những người hay bị dị ứng, nếu muốn ăn cua, ốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ trong việc ăn loại thực phẩm này hoặc nên sử dụng một lượng nhỏ để quan sát dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao… thì nên ngưng việc ăn ốc và đến bệnh viện để điều trị.

Người bị bệnh gout, viêm khớp

Theo Webmd, ốc là nguồn cung cấp nhiều chất đạm và canxi. Do đó, đối với những người bị bệnh gout, không nên sử dụng ốc trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.

Một chế độ ăn nhiều đạm dễ làm sản sinh axit uric, gây ra các cơn đau khớp dữ dội. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm tích tụ và lắng đọng các tinh thể muối urat ở ổ khớp, gây nhức buốt cho người bệnh. Do đó, đối với những người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Ốc có tính hàn, ăn vào dễ gây lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài. Do đó, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế ăn, nhất là người cơ địa yếu bụng.

Ốc có tính hàn, ăn vào dễ gây lạnh bụng, đau bụng, đi ngoài.

Một số lưu ý khi chế biến ốc

Không ngâm ốc quá lâu

Khi mua ốc về, để làm sạch nên ngâm ốc với nước gạo và ớt để ốc nhà bẩn. Chỉ nên ngâm ốc khoảng một giờ là đủ.

Ngâm lâu để ốc bị chết sẽ làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng, dễ gây ra ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột.

Không làm sạch ốc cẩn thận trước khi ăn

Ốc sống môi trường nhiều bùn đất và tạp chất nên dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Một con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Do đó, chúng cần được làm sạch thật kỹ trước khi chế biến.

Ốc mua về cần ngâm bằng nước vo gạo, nước có pha giấm hoặc muối chanh, ớt để ốc nhả hết cặn bẩn rồi mới đem đi chế biến.

Khi ăn nên loại bỏ ruột ốc vì bộ phận này có chứa nhiều chất bẩn. Trong khi đó não ốc ở đầu có chứa chất độc dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn nhiều.

Phải nấu ốc chín kỹ

Đa số hải sản chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Loại vi khuẩn này chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ hơn 80 độ C. Do đó, chúng ta cần phải nấu ốc chín kỹ trước khi ăn, tuyệt đối nên ăn ốc tái.

Tin nổi bật