Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ bê bối sữa nhiễm melamine gây rúng động toàn cầu: 300.000 trẻ hỏng thận, 6 trẻ tử vong

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Năm 2008, giới chức Trung Quốc phanh phui sữa bột hiệu Tam Lộc nhiễm melamine do tập đoàn Sanlu sản xuất, ảnh hưởng đến 300.000 trẻ em, 6 trẻ tử vong.

Theo Baidu, vào ngày 8/9/2008, các bác sĩ nhi khoa tại bệnh viện đa khoa ở huyện Mân, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã cùng nhau phát hiện ra một điều rất kỳ lạ. Trong số các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến khám gần đây, có 14 trẻ bị sỏi thận, t

Ngoài ra, các bác sĩ và y tá còn phát hiện ra những bất thường khác. Trẻ sơ sinh bị sỏi thận thường có tình trạng phù nề bất thường ở đầu.

Một số trẻ bị chướng bụng và đau khiến trẻ khóc rất to nhưng lại không thể đi tiểu dễ dàng. Tình hình rất nghiêm trọng nên các bác sĩ đã quyết liệt báo cáo sự việc lên các sở ngành liên quan của tỉnh.

Cùng thời điểm đó, 59 trường hợp trẻ sơ sinh bị sỏi thận đã được phát hiện tại tỉnh Cam Túc. Một số trẻ sơ sinh bị bệnh này đã bị suy thận và hy vọng hồi phục của các em rất mong manh. Thậm chí đã có một trường hợp tử vong, theo Tạp chí Gia đình Việt Nam.

Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra rằng những đứa trẻ này có một điểm chung, đó là đều sử dụng sữa bột công thức mang nhãn hiệu Sanlu. 69 lô sữa bột được phát hiện có chứa melamine với liều lượng khác nhau.

Vụ bê bối sữa giả tại Trung Quốc từng gây chấn động thế giới. (Ảnh: Sina)

Ngày 11/9/2008, người phát ngôn Bộ Y tế Trung Quốc cho biết sẽ điều tra và xử lý nghiêm những người chịu trách nhiệm.

Tập đoàn Sanlu sau đó ra thông báo thu hồi sản phẩm, cho biết quá trình tự kiểm tra của công ty phát hiện một số lô sữa bột trẻ em sản xuất trước ngày 6/8/2008 bị nhiễm melamine và có khoảng 700 tấn trên thị trường.

Melamine là hóa chất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Hóa chất này chứa nitrogen, khi được thêm vào sữa, nó làm tăng chỉ số protein, khiến sản phẩm trông như có giá trị dinh dưỡng cao hơn thực tế. Tuy nhiên, melamine rất độc hại đối với con người, đặc biệt là trẻ em, vì có thể gây sỏi thận, suy thận cấp và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Trong vụ bê bối sữa Sanlu, hóa chất này đã được pha trộn vào sữa bột với mục đích gian lận và tăng lợi nhuận, gây ra một cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm nghiêm trọng.

Cuộc điều tra sau đó đã chỉ ra rằng Sanlu biết rõ sự việc nhưng che giấu, trì hoãn báo cáo cho chính quyền.

Theo thống kê, vụ việc sữa bột nhiễm độc của Sanlu đã khiến hơn 300.000 trẻ hỏng thận, 6 trẻ tử vong. Hàng trăm người bị tổn hại và nhiều gia đình tan vỡ. Những đứa trẻ đáng lẽ phải lớn lên khỏe mạnh đã mãi mãi mất đi cơ thể khỏe mạnh mà chúng đáng được hưởng chỉ vì lòng tham lợi nhuận của một số người.

Giám đốc Sanlu bị tuyên án chung thân, hai người khác bị xử tử hình. Dù công ty Sanlu bị tuyên bố phá sản song vụ bê bối đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, gây ra khủng hoảng niềm tin đối với ngành thực phẩm Trung Quốc trên toàn cầu.

Lúc này, nhiều quốc gia và khu vực bắt đầu cấm hoàn toàn hoặc một phần việc bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm liên quan của Trung Quốc (kẹo, cà phê, chocolate).

Liên minh châu Âu còn công bố lệnh cấm hoàn toàn việc nhập khẩu các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa thành phần sữa do Trung Quốc sản xuất.

Ngoài ra, vụ việc đã thúc đẩy Trung Quốc siết chặt quy định về an toàn thực phẩm, tăng hình phạt với gian lận sữa (kể cả án tử hình) nhưng kéo theo trào lưu người tiêu dùng trong nước chuyển sang dùng sữa nhập khẩu, đặc biệt là từ New Zealand, Australia, châu Âu, góp phần làm bùng nổ thị trường sữa ngoại tại quốc gia tỷ dân sau đó.

Tin nổi bật