Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mẹ ốm sốt hôm trước, hôm sau con gái 18 tháng tuổi được chẩn đoán nhiễm cúm A/H1N1

(DS&PL) -

Thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa đột ngột là lý do khiến trẻ mắc bệnh cúm mùa gia tăng nhanh chóng. Các gia đình có con nhỏ cần đặc biệt lưu tâm.

Thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa đột ngột là lý do khiến trẻ mắc bệnh cúm mùa gia tăng nhanh chóng. Các gia đình có con nhỏ cần đặc biệt lưu tâm.

Trong những ngày qua, thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa đột ngột là lý do khiến trẻ mắc bệnh cúm mùa gia tăng nhanh chóng. Thống kê trong vòng 2 tuần cuối tháng 1/2018 tại Bệnh viện Nhi TW cho thấy, đã có hơn 300 bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa, trong đó hơn 100 trường hợp phải nhập viện điều trị, có bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm phế quản…

Tại Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai hàng ngày cũng có hàng trăm bệnh nhi đến khám do có các triệu trứng nghi cúm.

Có con bị nhiễm cúm A, nhiều mẹ trẻ lo lắng. Chia sẻ về vấn đề này, chị Thu Hà vẫn chưa hết lo sợ khi bác sĩ kết luận con gái chị bị nhiễm cúm A, trong khi trước đó chị đưa bé đi khám ở phòng khám tư nhân, nhân viên y tế lại chẩn đoán bé bị viêm phế quản.

Chị Hà (33 tuổi) cho biết, ngày 2/2, chị bị sốt cao, rét run, cơ bắp mỏi nhừ và đau họng. Cho rằng mình bị viêm họng, chị uống kháng sinh khoảng vài ngày thì đỡ.

Con gái chị Thu Hà đã dần ổn định.

Con gái chị Hà được 18 tháng tuổi. Bé sốt sau mẹ một ngày, khoảng 39-41 độ C. Bà mẹ Hà Nội dùng nhiều cách hạ sốt cho con như chườm nóng, cởi bớt quần áo, đặt thuốc vào hậu môn nhưng không đỡ. Chị đưa con tới phòng khám tư ở khu vực Linh Đàm thì được chẩn đoán bé bị viêm phế quản, chỉ định điều trị kháng sinh. Sau một ngày uống thuốc, con gái chị Thu Hà vẫn sốt cao, li bì, đôi lúc có biểu hiện giật nhẹ.

Xâu chuỗi các triệu chứng của bé, chị Hà chưa yên tâm với chẩn đoán con bị viêm phế quản. Tìm hiểu một số thông tin về cúm A, chị phát hiện mọi biểu hiện của bé đều trùng khớp với triệu chứng bệnh. Sáng hôm sau, chị Hà cho con xét nghiệm máu và 15h cùng ngày, chị nhận được kết quả bé dương tính với cúm A. Con gái chị Hà được làm thêm xét nghiệm PCR để khẳng định nhiễm H1N1.

Phiếu xét nghiệm của bé.

Chị Thu Hà liên hệ với nhiều bệnh viện tư nhân nhưng đều bị từ chối. Chị quyết định đưa con tới điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới gần nhà. Lúc này, khoa Nhi của Bệnh viện Nhiệt đới đang quá tải. Một giường có tới 2-3 bệnh nhi. Con gái chị Hà sau khi chụp X-quang được thông báo virus đã chớm vào phổi. Bé được uống thuốc tamiflu. Theo chị Hà, loại thuốc này dành riêng cho chủng cúm A, có tác dụng giảm và kết thúc nhanh cơn sốt.

Chị Thu Hà cho biết cúm A rất nguy hiểm, khiến bệnh nhi sốt cao và không thể hạ sốt. Cúm A biến chứng thẳng vào phổi. Nhiều bệnh nhi sốt quá cao khiến ven lặn. Bác sĩ phải lấy ven ở tay, cổ, đầu, chân khiến bé đau đớn. Cúm A là dịch do virus gây ra, dễ dàng và nhanh chóng lây lan trong cộng đồng.

Con gái chị Thu Hà sau hai ngày nhập viện đã tỉnh táo hơn, bớt sốt nhưng ho nhiều. Hiện bé được điều trị kháng sinh chờ hồi phục.

Không chỉ riêng chị Thu Hà, mà còn có rất nhiều bà mẹ khác phải bỏ công việc, dừng việc sắm Tết, chuẩn bị Tết chỉ để ở lại viện chăm sóc cho con mắc bệnh cúm A.

Vừa dỗ con khóc ngằn ngặt vì khó chịu trong phòng điều trị nội trú Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), chị H.T.T (30 tuổi, mẹ của bé H.A, 4 tuổi ở Hà Nội) cho biết, ban đầu bé H.A chỉ sốt, gia đình vẫn cho rằng bé bị sốt viêm họng thông thường, nhưng tình trạng bé nặng hơn khi ho nhiều, mũi chảy máu, có lúc còn xảy ra tình trạng lơ mơ, co giật. Ngay lập tức, gia đình chị T đưa con đến viện, các bác sĩ tiến hành lấy máu xét nghiệm và phát hiện bé bị cúm A. “Ở lớp con có tới mấy bạn bị cúm, chắc con bị lây từ đó”, chị T chia sẻ.

Bé H.A là một trong số gần 30 trẻ đang điều trị nội trú tại Khoa vì mắc cúm. Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong 2 tuần qua, khi thời tiết thay đổi từ rét đậm 9-10 độ C, rồi nhiệt độ nhích dần lên nhưng lúc lại ẩm thấp, lúc hanh khô, đã khiến hàng trăm trẻ đến khám vì các triệu chứng cúm. Trong đó, các bác sĩ phát hiện hơn 300 bệnh nhi mắc cúm, gần 100 cháu đã phải nhập viện điều trị.

Không chỉ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng gia tăng các bệnh nhi mắc cúm đến khám và nhập viện điều trị cũng xảy ra ở nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Chị Hồng Nguyên (ở Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, khởi đầu, con gái 3 tuổi của chị sốt cao 39-40 độ C liên tục trong 2 ngày, viêm họng, ra nước mũi nhiều. Nghe người nhà “mách” Hà Nội đang mùa cúm, chị đưa con đi khám, test cúm ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thì cho kết quả con chị bị cúm A, kèm viêm phế quản. “Chỉ trong buổi tối con sốt cao phải đi viện, tôi thấy có tới 8/10 tờ phiếu trả kết quả xét nghiệm đều ghi bệnh nhân mắc cúm A, B”, chị Nguyên nói.

Trước dịch cúm mùa này, PGS.TS y học Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ, "Không phải cứ mắc cúm là cho con vào viện". Bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên cho trẻ nhập viện trong những trường hợp cúm biến chứng như viêm phổi nặng, suy hô hấp: “Gần đây rất nhiều người hỏi tôi là con nhà em xét nghiệm thấy cúm A rồi thế là sợ phát khiếp và cho vào viện, đấy là sai. Cúm phải xác định là biến chứng gì chứ cúm thường mà cho vào viện là không nên”.

Bác sĩ cũng cho biết diễn biến của bệnh cúm thường là tự khỏi, bằng cách chăm sóc tại nhà, chủ yếu là dùng thuốc hạ sốt (chỉ dùng thuốc paracetamol). Thuốc Oseltamivir không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị trong những trường hợp cúm mùa thông thường và chỉ sử dụng trong một số trường hợp cúm nặng. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, không có bội nhiễm thì tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh lan tràn. Các phụ huynh cũng không cần quá lo lắng, nên chú ý cho con nghỉ ngơi, tránh ra ngoài nhiều để tránh những biến chứng.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

- Có biểu hiện sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

- Bệnh cúm H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng lấy dịch mũi họng để xét nghiệm.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật