Nước ép cần tây đang trở thành thức uống được ưa chuộng nhờ những lợi ích sức khỏe tiềm năng. Dù vậy, việc bổ sung nước ép cần tây vào chế độ ăn uống cần sự cân nhắc, bởi không phải ai cũng có thể dùng nó một cách an toàn.
Dưới đây là những người không nên sử dụng nước ép cần tây.
Người đang mắc bệnh thận
Đối với những trường hợp người đang mắc bệnh thận hoặc đang trong quá trình cần phải sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh thì nên hạn chế dùng nước ép cần tây.
Nguyên nhân đến từ việc trong thành phần của cần tây chứa nhiều nước, do đó cần tây giống như là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Nếu uống nhiều nước ép cần tây thì có thể gây căng thẳng cho thận và khiến thận dễ suy giảm chức năng hơn.
Cần tây chứa một hợp chất gọi là apiol, có tác dụng làm loãng máu.
Người sử dụng thuốc chống đông máu
Cần tây chứa một hợp chất gọi là apiol, có tác dụng làm loãng máu. Điều này có thể gây ra tương tác với các loại thuốc chống đông máu như warfarin, aspirin hoặc clopidogrel. Khi sử dụng đồng thời, nồng độ thuốc trong máu có thể tăng lên, dẫn đến nguy cơ chảy máu cao hơn. Do đó, những người đang sử dụng các loại thuốc này nên tránh uống nước ép cần tây.
Người bị huyết áp thấp
Cần tây là một loại thực phẩm rất tốt dành cho người bị cao huyết áp, tuy nhiên ngược lại đối với những người bị huyết áp thấp thì ngược lại. Khi uống nước ép cần tây, huyết áp sẽ không thể giữ ở trạng thái ổn định mà thay vào đó có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp đột ngột.
Do đó, những người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên uống để phòng tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Cần tây chứa một số hợp chất như apiol và myristicin, có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Các hợp chất này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, co thắt tử cung hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh uống nước ép cần tây.
Người mắc bệnh ngoài da
Cần tây có chứa hóa chất psoralen, phản ứng với ánh sáng mặt trời. Chất này có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím, làm tăng nguy cơ viêm da. Bởi vậy, cần tây không phải là loại thực phẩm phù hợp cho những người đang mắc phải một số những bệnh về da như ngứa da, lở loét hoặc mắc bệnh vẩy nến...
Cần tây chứa một lượng lớn xơ, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Người bị bệnh đường ruột
Cần tây chứa một lượng lớn xơ, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy ở những người bị các bệnh đường ruột như hội chứng ruột kích thích hoặc viêm đại tràng. Những bệnh nhân này nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc uống nước ép cần tây.
Nam giới trong độ tuổi sinh sản
Đối với nam giới, sau nhiều ngày liền ăn cần tây, số lượng tinh trùng của họ giảm đi rõ rệt, thậm chí xuống đến mức khó có thể thụ thai. Tuy nhiên, sau vài tuần ngừng ăn cần tây, tình trạng bình thường lại được phục hồi.
Theo giải thích của các chuyên gia, nguyên nhân là do một loại chất trong rau cần tây có khả năng ức chế sự hình thành của testosterone, hormon đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các mô sinh sản của nam giới như tinh hoàn và tuyến tiền liệt, vì vậy nam giới dùng cần tây thường xuyên có thể khiến lượng tinh trùng giảm thiểu.
Người dị ứng với cần tây
Một số người có thể bị dị ứng với cần tây, biểu hiện qua các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở hoặc sưng phù. Những người này cần tránh hoàn toàn việc uống nước ép cần tây để tránh các phản ứng dị ứng có thể xảy ra.
Những thực phẩm đại kỵ với cần tây
Dưa chuột
Cần tây và dưa chuột là món chị em thường ép lấy nước để giảm cân. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không nên kết hợp 2 thực phẩm này cùng nhau, vì rau cần này chứa một lượng lớn vitamin C, trong khi đó dưa chuột lại có một loại enzyme phân giải vitamin C. Nếu kết hợp cùng nhau, dinh dưỡng của 2 loại rau này sẽ bị hạ thấp một cách đáng kể.
Nghêu, sò và hàu biển
Cần tây được khuyến cáo không nên ăn cùng các loại nghêu, sò và hàu. Các loại hải sản này có chứa chất phân giải vitamin B1, khiến hàm lượng vitamin này trong rau bị phá hỏng và cản trở cơ thể trong việc hấp thu kẽm.
Hơn nữa, 2 loại này đều có tính hàn, nếu kết hợp cùng nhau sẽ làm tổn thương dương khí trong cơ thể, gây nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Cần tây được khuyến cáo không nên ăn cùng các loại nghêu, sò và hàu.
Thịt thỏ
Theo các chuyên gia, thịt thỏ ăn nếu ăn cùng cần tây không những không có hiệu quả làm đẹp, mà còn dẫn đến tình trạng rụng tóc, gây mất thẩm mĩ.
Thịt ba ba
Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rau cần tây không thể ăn cùng thịt ba ba, nhưng tại Trung Quốc đã ghi nhận hàng loạt trường hợp bị ngộ độc thực phẩm dạng nhẹ khi ăn cùng lúc 2 thực phẩm này.
Ngoài ra, cần tây kết hợp cùng dấm lại gây hại cho răng, "song hành" với cá sẽ làm mất nước và ăn cùng đậu tương cũng gây cản trở cho cơ thể trong quá trình hấp thu sắt.
Cà rốt
Cần tây và cà rốt không nên ăn chung, mặc dù vô hại nhưng chúng lại khiến cà rốt mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Sau khi ăn, con người sẽ không hấp thụ được bất kỳ chất dinh dưỡng nào từ 2 loại thực phẩm này.