Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khó khăn nào bao trùm Ukraine dù nắm trong tay siêu tiêm kích "thay đổi cuộc chơi" F-16?

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Giới phân tích chỉ ra rằng dù đã nhận được được lô tiêm kích F-16 đầu tiên nhưng Ukraine vẫn khó lật ngược thế cờ trước Nga vì vẫn những khó khăn ở phía trước.

Số lượng phi công và tiêm kích F-16 hạn chế

Tờ Times of London trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho hay, số lượng máy bay F-16 mà Ukraine nhận được hiện tại có vẻ còn tương đối nhỏ, chỉ khoảng 6 tiêm kích. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên, nhưng vẫn còn kém xa so với những gì các nhà phân tích quân sự cho rằng Ukraine cần để lật ngược thế cờ trước Nga .

Chuyên gia Serhii Kuzan - Chủ tịch Trung tâm An ninh và Hợp tác Ukraine cho biết nước này sẽ cần ít nhất 60 máy bay chiến đấu F-16 cho các hoạt động quan trọng khi cố gắng đẩy lùi máy bay Nga khỏi biên giới. Nghị sĩ Oleksandra Ustinova - người đứng đầu Ủy ban quốc hội Ukraine về vũ khí và đạn dược cũng thừa nhận Kiev sẽ cần gần 120 máy bay F-16 để tăng cường đáng kể năng lực không quân.  

Ukraine mới chỉ nhận được số lượng tiêm kích F-16 hạn chế. Ảnh: UNN

Với số lượng tiêm kích F-16 hiện tại, hầu hết các chuyên đều cho rằng chỉ vừa đủ để cung cấp cho Ukraine một số khả năng phòng không, giúp đánh chặn máy bay không người lái và tên lửa hành trình tập kích lãnh thổ. Tuy nhiên, điều này cũng tương đối tốn kém về mặt đạn dược.

Ngoài ra, hiệu quả của việc sử dụng tiêm kích F-16 phần lớn cũng phụ thuộc vào loại tên lửa mới mà Ukraine được cung cấp cùng với loại máy bay này. Nếu Ukraine chỉ nhận được tên lửa có tầm bắn 95 km, F-16 sẽ chỉ tham gia vào nhiệm vụ phòng không và truy đuổi máy bay tấn công hoặc trực thăng của Nga ở phía Nam.

Ukraine cũng chịu hạn chế bởi số lượng phi công đã qua đào tạo ít ỏi. Dự kiến đến cuối năm 2024, chỉ có khoảng 20 phi công Ukraine hoành thành khóa đào tạo của Mỹ, Hà Lan và Đan Mạch. Các chỉ huy không quân cho biết thường phân bổ ít nhất hai phi công cho mỗi chiếc F-16 để phi hành đoàn nghỉ ngơi, đào tạo và các vấn đề khác. Vì vậy, với số lượng phi công này, Ukraine có thể chỉ sử dụng được khoảng tối đa 10 chiếc F-16 trong các nhiệm vụ chiến đấu năm nay.

Một khó khăn khác là số lượng nhân viên bảo dưỡng và hỗ trợ để duy trì hoạt động của F-16 ở Ukraine. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc bảo dưỡng là một thách thức thậm chí còn cấp bách hơn so với đào tạo phi công lái tiêm kích F-16. Hầu hết các hoạt động sửa chữa và bảo trì sẽ phải diễn ra bên trong Ukraine do đó nước này có thể sẽ phải nhờ đến các nhà thầu nước ngoài hiểu biết về F-16.

Căn cứ không quân bị đe dọa

Trước khi tiêm kích F-16 có thể được triển khai trên chiến trường, Ukraine cần chắc chắn rằng chúng được bảo vệ an toàn. Sau những đồn đoán về việc Ukraine nhận tiêm kích F-16, Nga đã tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng để bảo trì và triển khai máy bay chiến đấu này.

Bảo vệ an toàn các tiêm kích F-16 sẽ là một thách thức lớn với Ukraine. Ảnh: CNN

"Nga đang tấn công tất cả các sân bay và căn cứ F-16 tiềm năng bao gồm cả các nỗ lực phá hoại đường băng và cơ sở hạ tầng. Những cuộc tấn công này đã xảy ra liên tiếp trong ít nhất 2 tháng qua", chuyên gia Serhii Kuzan cho hay và nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công có thể sẽ dữ dội hơn khi F-16 chính thức lộ diện.

Giới chức Ukraine từng cho biết sẽ bảo vệ tiêm kích F-16 bằng cách bố trí một số chiếc ở nước thứ ba mà quân đội Nga sẽ khó có khả năng tấn công. Đây sẽ là nguồn dự trữ cho quân đội Ukraine trong trường hợp cần thay thế máy bay bị lỗi và trong quá trình bảo trì.

Ukraine cũng sẽ cần ít nhất hai hệ thống phòng không Patriot, hai hệ thống phòng không NASAMS và một số hệ thống phòng không tự hành Gepard để bảo vệ các sân bay sẽ là nơi tiêm kích F-16 được chuyển đến. Trong khi đó, Nga cảnh báo rằng bất kỳ sân bay nào có máy bay chiến đấu F-16 được sử dụng trong nhiệm vụ chiến đấu của Ukraine, dù ở trong hay ngoài lãnh thổ đối phương, đều sẽ là mục tiêu hợp pháp của quân đội nước này.

Cuối cùng, ngay cả khi Ukraine có thể bảo vệ và triển khai tiêm kích F-16 để tấn công Nga, nước này cũng chưa chắc chăn có thể mang lại kế quả như mong muốn. Lý giải cho nhận định này các chuyên gia cho biết, Nga có rất nhiều thời gian để củng cố hệ thống phòng thủ, đặc biệt là dọc theo các khu vực tiền tuyến. Các phi công Ukraine khi sử dụng F-16 sẽ phải đối mặt với sự kháng cự mạnh mẽ từ hệ thống phòng không của Nga trên mặt đất và trên không.

Theo Reuters và New York Times

Tin nổi bật