Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Kê kích “lệch đĩa đệm” cầu Đà Rằng trong 5 ngày tới

(DS&PL) -

Dự kiến, việc khắc phục sự cố trên cầu Đà Rằng sẽ hoàn thành vào ngày 14.3 tới.

Dự kiến, việc khắc phục sự cố trên cầu Đà Rằng sẽ hoàn thành vào ngày 14.3 tới. 

Ngày 9.3, Tổng cục Đường bộ đã cử lực lượng chuyên ngành tiến hành khảo sát, tìm phương án khắc phục sự cố sụt lệch cầu Đà Rằng trên quốc lộ 1 (bắc qua hạ lưu sông Ba, Phú Yên).

Việc sửa chữa theo hướng đục một phần bê tông để kê kích, nâng các gối và dầm cầu lên cân bằng nhau, chống việc rung lắc như tình trạng hiện nay. Dự kiến, việc khắc phục sự cố này sẽ hoàn thành vào ngày 14.3 tới. 

Hiện cơ quan chức năng phải rào chắn phần mặt cầu bị lệch hỏng và tiến hành “kê kích”, trong lúc, xe cộ vẫn lưu thông ở phần mặt cầu phía đông. 

Xe siêu trọng vẫn qua khu vực “giăng dây” sự cố cầu Đà Rằng

Cách đây vài ngày, cây cầu được đánh giá là kiên cố “hoành tráng” hàng đầu miền Trung này được phát hiện bị “lệch đĩa đệm”, đứt gãy một phần mặt và lan can, gây rung lắc nguy hiểm khi có xe tải trọng lớn đi qua. 

Cụ thể, tấm gối cầu bằng cao su bị xoay và trôi ra ngoài, gây sụp lún dầm hơn 50cm; trụ T27 và 2 tấm gối cầu bằng cao su dày 50cm kê trên đầu dầm số 1 và số 2 của nhịp số 28 bị dịch chuyển ra khỏi đá kê gối khoảng 60cm; một phần mặt cầu phía nam trụ T27 bị lún thấp hơn mặt cầu phía bắc 3cm, lan can tay vịn ống thép bị xô lệch, nghiêng hở. Hiện 2 tấm gối cao su kê trên đầu dầm nhịp số 27 cũng bị trôi lệch ra ngoài. Mặt cầu có những vết nứt rộng hơn 1cm. 


Chắp vá kê kích cầu Đà Rằng - công trình trăm tỷ do PMU18 xây dựng

Nguyên nhân ban đầu sự cố được xác định do điểm kê gối cầu đã sai so với thiết kế; tuy nhiên, một quan chức của Cục Quản lý đường bộ III cho rằng “không có gì sai so với thiết kế, chỉ do… ban ngày giãn ra, ban đêm co lại”(?). 

Cầu Đà Rằng được khánh thành đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm (11.2004), dài trên 1.500m, với kinh phí xây dựng hơn 420 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản; chủ đầu tư công trình là PMU18 (Bộ GTVT). Không phải đến nay, cầu Đà Rằng mới có sự cố bị phát hiện. Trước đó, chỉ sau một năm đưa vào sử dụng, công trình đã có hàng loạt vị trí bị xuống cấp nghiêm trọng, buộc phải sữa chữa. 

Theo một số chuyên gia giao thông, nguyên nhân cầu Đà Rằng bị hư hỏng nhanh là do công trình bị ép tiến độ và thi công kém chất lượng. Để có thể hoàn thành công trình trong vòng 15 tháng, PMU18 đã buộc các nhà thầu rút ngắn thời gian thi công, trong khi đó tuyến cầu được xây dựng trên nền đất yếu…

Theo Đất Việt

Tin nổi bật