Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hôm nay (14/2), Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD&ĐT chính thức có hiệu lực

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Thông tư số 29/2024/TT-BGD&ĐT (Thông tư 29) ngày 30/12/2024 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực từ hôm nay (14/2).

Tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh

Theo Bộ GD&ĐT, Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được xây dựng với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương trong công tác quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Chương trình GDPT, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT mới và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thông tư được xây dựng trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, dạy thêm, học thêm liên quan đến hoạt động giáo dục, tới học sinh và giáo viên nên cần phải quản lí thông qua việc ban hành các quy định nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên, học sinh, gia đình học sinh theo các quy định hiện hành.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm ban hành quy định bảo đảm việc dạy thêm, học thêm phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với GDPT, giáo dục thường xuyên.

Thứ hai, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường; không ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Thứ ba, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh; ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng học sinh mặc dù không có nguyện vọng, không có nhu cầu nhưng vẫn phải đi học thêm ở các lớp dạy thêm do nhà trường, giáo viên tổ chức.

Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm được xây dựng với mục đích cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục 2019. Ảnh minh họa 

Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm

Điều 4, Thông tư 29 quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm:

Thứ nhất, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

Thứ hai, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Thứ ba, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Như vậy, các trường hợp nêu trên sẽ không được phép tổ chức hoặc tham gia dạy thêm theo quy định của Thông tư 29.

Tin nổi bật