Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giáo viên đăng ký kinh doanh dạy thêm cần hồ sơ gì, thủ tục như thế nào?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm

Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức đăng ký kinh doanh hộ cá thể được thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính - kế hoạch.

Theo đó, hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm gồm các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh hoặc của thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, hồ sơ cần thêm bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh và bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc trực tuyến, thời hạn giải quyết là 3 ngày làm việc.

Giáo viên có thể tìm hiểu đầy đủ thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức kinh doanh hộ cá thể tại Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trường hợp giáo viên muốn mở trung tâm dạy thêm, thủ tục hồ sơ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.

Tùy vào loại hình trung tâm do một cá nhân làm chủ hay nhiều người cùng góp vốn, có vốn đầu tư nước ngoài hay không và loại hình doanh nghiệp là gì mà hồ sơ, thủ tục sẽ khác nhau.

Thủ tục mở trung tâm dạy thêm được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trung tâm.

Giáo viên cần lưu ý một số điểm quan trọng khi đăng ký kinh doanh dạy thêm hoặc thành lập trung tâm dạy thêm theo Thông tư 29.

Cụ thể, giáo viên trường công lập không được phép tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.

Theo Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa 

Bên cạnh đó, theo Luật doanh nghiệp, công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Kết hợp hai quy định này, giáo viên tại các trường công lập không được đứng tên đăng ký kinh doanh dạy thêm hộ cá thể, không được đứng tên đăng ký doanh nghiệp, không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường theo hình thức làm thuê.

Giáo viên trường công lập chỉ được tham gia dạy thêm cho các trung tâm, hộ cá thể có giấy tờ kinh doanh dạy thêm hợp pháp.

Tuy nhiên, giáo viên trường tư thục không bị ràng buộc với các quy định trên.

Giáo viên dạy thêm đóng thuế như thế nào?

Hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường được pháp luật quản lý chặt chẽ và giáo viên dạy thêm phải đóng thuế theo đúng quy định.

Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đều phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tức là phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.

Theo quy định, giáo viên được dạy thêm ở nhiều nơi và khi tham gia các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo hợp đồng thì thu nhập từ hoạt động dạy thêm cũng được tính vào thu nhập chịu thuế.

Căn cứ Điều 25, Thông tư 92/2015, thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng công thức:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó, thu nhập tính thuế được tính như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Tuy nhiên, công thức tính thu nhập chịu thuế nêu trên chỉ áp dụng với giáo viên là cá nhân cư trú ký hợp đồng dạy thêm từ 3 tháng trở lên.

Tin nổi bật