Lễ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một phong tục truyền thống vô cùng quan trọng trong văn hóa Việt Nam, diễn ra trước thềm Tết Nguyên đán. Theo quan niệm dân gian, ông Công ông Táo không chỉ trông coi việc bếp núc trong gia đình mà còn đóng vai trò như những vị thần bảo hộ, ngăn chặn tà ma xâm nhập và mang lại bình an cho gia đạo.
Do đó, lễ cúng ông Công ông Táo mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp:
Người dân tin rằng việc cúng Táo Quân sẽ giúp gia đình được ấm no, đủ đầy trong năm mới. Ảnh minh họa.
Cầu mong sự ấm no và sung túc: Người dân tin rằng việc cúng Táo Quân sẽ giúp gia đình được ấm no, đủ đầy trong năm mới.
Cầu mong sự yên ổn và bình an: Táo Quân được coi là người bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu xa, mang lại cuộc sống yên bình.
Thể hiện lòng biết ơn: Lễ cúng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của các vị thần đã cai quản và phù hộ cho gia đình trong suốt một năm.
Gạo muối và 2 thứ không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể thì gạo muối còn mang ý nghĩa phong thủy.
Trong dân gian, người ta còn ví gạo là hạt ngọc, hạt vàng. Trước năm mới, các gia đình nên đổ đầy hũ gạo để cầu mong ấm no, đủ đầy. Muối là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Muối mang ý nghĩa phong thủy, xua đuổi tà khí, cầu tài lộc, may mắn.
Chính vì vậy, để tỏ lòng thành kính với người đã khuất, con cháu sẽ dâng lễ vật đầy đủ như tiền vàng, gạo, muối và nước sạch.
Việc dâng cúng gạo và muối vừa thể hiện sự trân trọng, thành kính vừa bày tỏ mong ước về cuộc sống ấm no. Ảnh minh họa.
Gạo muối cúng ông Táo xong nên làm gì? Cách xử lý phổ biến nhất là đem rải trước cửa nhà hoặc xung quanh nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ gia đình.
Nhiều người đem gạo muối cúng ông Táo đốt cùng vàng mã bởi họ tin rằng sau khi cúng, hai vật phẩm này trở nên nguội lạnh, mất sinh khí, không nên dùng lại mà phải đốt đi.
Thời hiện đại, một số người sử dụng gạo, muối đã cúng như bình thường vì cho rằng dùng lại đồ cúng sẽ không hại gì. Nhiều gia đình vẫn tiếp tục để gạo và muối cúng ông Táo trong hũ đặt trên bàn thờ như một biểu tượng của ước nguyện an lành, thịnh vượng.
Cách rải muối và gạo sẽ có sự khác biệt tùy theo phong tục địa phương. Có nơi sẽ rải gạo và muối riêng, cũng có nơi trộn chung hai vật phẩm lại với nhau rồi mới rải. Do đó, thứ tự rải muối và gạo sẽ tùy vào quan niệm của từng nơi.
Đối với vị trí rải, gia chủ nên rải gạo và muối ở trước sân hoặc trước bàn cúng nếu cúng ngoài trời.
Vào các dịp cúng giỗ tổ tiên, người đã khuất trong dòng họ, gạo và muối được bày trực tiếp lên bàn lễ. Vì là vật phẩm dùng để cúng người thân trong nhà nên gia chủ có thể dùng lại gạo và muối đã cúng hoặc đem rải ra sân tùy theo quan niệm của từng nhà.
Cúng Giao thừa (còn gọi là lễ Trừ Tịch) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất năm của người Việt. Trên mâm lễ, người ta cũng dâng cúng gạo và muối.
Theo các chuyên gia phong thủy, sau lễ cúng Giao thừa, gia chủ nên rắc gạo và muối xung quanh nhà.
Đối với gạo và muối cúng ông Công ông Táo, một số người cho rằng nên rắc xung quanh nhà để đuổi tà khí. Một số người lại cho rằng nên giữ lại gạo muối để cầu may mắn, điềm lành. Vì vậy, mỗi gia đình có thể có lựa chọn riêng, chỉ cần thành tâm và tiến hành theo đúng tín ngưỡng ở địa phương là được.