Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Định mệnh nghiệt ngã từ sai sót y khoa Đông-Tây: Nhân viên y tế "bận" cãi nhau với cảnh sát, bệnh nhân trụy tim tử vong

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Người đàn ông gọi hỗ trợ khẩn cấp nhưng đã trút hơi thở cuối cùng vì một cơn trụy tim trong lúc nhân viên y tế và cảnh sát lời qua tiếng lại.

Theo 9News, ngày 25/2/2020, ông David Low (64 tuổi), một bệnh nhân tiểu đường đến từ thành phố Kilburn, Australia đã gọi cho Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia (NDIS) vì bất ngờ cảm thấy không khỏe khi đang ở nhà một mình. Ông bị biến chứng tim, gặp vấn đề về hô hấp và phải cắt cụt chi do tiểu đường.

Ông Low nói với nhân viên chăm sóc của NDIS rằng ông đang rất đau đớn, không thể ra khỏi giường và cần được giúp đỡ. Sau đó, ông làm rơi điện thoại và không thể liên lạc lại được. Lo lắng cho sức khỏe của ông, nhân viên này đã gọi cấp cứu đến địa chỉ được cũng cấp trước đó.

Nhân viên cấp cứu Darryl Sparrow được điều đến nhà lúc 16h20 chiều cùng ngày nhưng không vào bên trong vì không tin bệnh nhân đang ở trong nhà. Người này cho rằng có lẽ vợ bệnh nhân đã đón ông đi, do đó không phá cửa để vào trong.

Người đàn ông tử vong trong lúc nhân viên y tế và cảnh sát lời qua tiếng. Ảnh minh họa: Getty Images

Đi cùng còn có một sĩ quan cảnh sát đã liên tục thúc giục nhân viên y tế Sparrow sử dụng quyền hạn của mình để tiến hành hoạt động động khẩn cấp để vào bên trong nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, ông Sparrow kiên quyết không làm.

Theo luật Australia, từng bang sẽ có quy định quyền hạn đột nhập của nhân viên y tế, cảnh sát đột nhập tư gia trong trường hợp khẩn cấp. Quyền này sẽ phụ thuộc trong nhà đó đang xảy ra trường hợp cần hỗ trợ y tế, hay có dấu hiệu hành vi tội phạm.

Ít phút sau đó, một nữ cảnh sát khác tới, tiếp tục thúc giục song ông Sparrow kiên quyết không cấp quyền phá cửa vì vẫn không tin rằng bệnh nhân đang ở bên trong và đã gọi đến đường dây nóng để hỏi rõ tình hình.

Sau những cuộc gọi điện thoại liên tục lên cấp trên, cảnh sát và nhân viên y tế đã tranh cãi gay gắt từng phút. Ông Sparrow cho biết cần bằng chứng cho thấy chủ nhà ở bên trong thì mới phá cửa, trong khi cảnh sát cho biết họ không thể làm điều đó vì đây là trường hợp y tế.

Nữ cảnh sát đó trèo lên thùng rác của hàng xóm để nhảy qua hàng rào và gõ vào cửa sổ và cửa ra vào phía sau nhằm báo hiệu cho ông David Low về sự hiện diện của họ nhưng không nhận đuộc câu trả lời.

Hơn một tiếng sau, con gái của của ông David Low mới đến mở cửa thì phát hiện cha đã tử vong bên trong. Theo dữ liệu từ máy tạo nhịp tim cho thấy bệnh nhân đã qua đời trong khoảng thời gian hai lực lượng này tranh cãi ngoài cửa.

Tại phiên tòa xét xử vụ việc, con gái ông David Low cho biết cả cảnh sát và lực lượng y tế đều có công cụ hỗ trợ và nếu phá cửa, chi phí sửa chữa chỉ khoảng 120 AUD (2 triệu đồng) nhưng kết quả là không ai chịu phá cửa dẫn đến sự ra đi của ông.

Nhân viên y tế Sparrow sau đó thừa nhận, đáng ra mình nên phá cửa. Cảnh sát chỉ trích nhân viên y tế và yêu cầu họ cần được đào tạo thêm, trong khi người dân địa phương chỉ trích cả hai lực lượng. 

Trong lĩnh vực y khoa, những sai sót dù nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Đáng lo ngại hơn cả là những sự cố không xuất phát từ yếu tố khách quan mà đến từ sự tắc trách, nhầm lẫn và thiếu năng lực của đội ngũ y bác sĩ.

Những vụ việc như phẫu thuật nhầm, kê đơn sai thuốc, chẩn đoán sai bệnh hay để quên dụng cụ phẫu thuật trong cơ thể bệnh nhân không chỉ gây tổn hại sức khỏe mà còn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai.

Những sai lầm này không thể chỉ là "tai nạn nghề nghiệp" mà nhiều khi là hệ quả của sự vô trách nhiệm, cẩu thả hoặc thiếu đạo đức nghề nghiệp. Bệnh nhân khi nhập viện đã đặt toàn bộ niềm tin và sự sống của họ vào tay bác sĩ, nhưng đôi khi chính những người đáng lẽ phải bảo vệ sức khỏe lại trở thành nguyên nhân gây ra bi kịch.

Để hạn chế những sai sót này, không chỉ cần nâng cao chuyên môn của đội ngũ y tế mà quan trọng hơn, phải có sự giám sát chặt chẽ, minh bạch trong quá trình khám và điều trị. Bên cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp cũng cần được đặt lên hàng đầu, bởi y học không chỉ là một ngành khoa học mà còn là một sứ mệnh bảo vệ sự sống con người trên toàn trái đất.

Theo 9 News

Tin nổi bật