Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều gì sẽ xảy ra nếu khí đốt của Nga quá cảnh qua Ukraine bị dừng lại?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Việc giao tranh dữ dội gần thị trấn Sudzh, điểm trung chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine, làm dấy lên lo ngại luồng khí đốt quá cảnh bị dừng đột ngột.

 Ukraine có hàng nghìn km đường ống ngầm đưa khí đốt tự nhiên của Nga tới Tây Âu. Trước khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, gần 150 tỷ m3 (bcm) khí đốt tự nhiên được vận chuyển hàng năm qua các đường ống do Liên Xô xây dựng.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, truyền dẫn khí đốt là một trong những hoạt động hiếm hoi giữa Moscow và Kiev vẫn duy trì bình thường. Theo hợp đồng cho giai đoạn 2021-2024, Ukraine sẽ phải vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga là 40 tỷ m3/năm (tức khoảng 109 tỷ m3/ngày).

Tuy nhiên, thỏa thuận 5 năm với công ty năng lượng nhà nước Nga Gazprom để Ukraine tiếp tục vai trò là tuyến đường vận chuyển khí đốt sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.

Đường ống dẫn khí đốt của gã khổng lồ năng lượng nhà nước Nga Gazprom. Ảnh: Bloomberg

Nguy cơ ngừng dòng chảy trước thời điểm hết hạn thỏa thuận

Nga cho biết hiện đang có những trận giao tranh dữ dội giữa quân đội nước này và lực lượng Ukraine xâm nhập biên giới tại tỉnh Kursk, gần trung tâm trung chuyển khí đốt Sudzha .

Hai blog quân sự của Nga đưa tin, quân đội Ukraine đã chiếm được một cơ sở đo khí đốt tại Sudzha, nơi khí đốt tự nhiên của Nga đi qua.

Các nhà phân tích cho biết diễn biến này làm tăng nguy cơ dừng đột ngột dòng chảy của đường ống dẫn khí đốt của Nga qua Ukraine.

Các quốc gia nhận khí đốt có bị ảnh hưởng?

Hầu hết các quốc gia EU đã giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Các nước tiếp nhận khí đốt chính trước đây qua Ukraine bao gồm Áo, Slovakia, Ý, Hungary, Croatia, Slovenia và Moldova. Áo vẫn tiếp nhận phần lớn khí đốt của mình qua Ukraine, trong khi các nước khác đã đa dạng hóa nguồn cung cấp và thực hiện các bước để giảm nhu cầu.

Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, năm ngoái đã lấy toàn bộ khí đốt từ các thị trường châu Âu, chỉ để lại khí đốt từ Gazprom cho vùng ly khai phía đông Transdniestria.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu tại Đại học Columbia, lượng nhập khẩu của Croatia hiện ở mức tối thiểu và của Slovenia đã giảm xuống gần bằng 0 sau khi hợp đồng giữa nhà cung cấp khí đốt chính Geoplin với Gazprom kết thúc vào năm ngoái.

8,07 tỉ m3 khí đốt Nga được trung chuyển qua Ukraina trong 7 tháng đầu năm 2024. Ảnh: Xinhua

Ủy ban châu Âu tuyên bố vào đầu năm nay rằng có những nguồn cung cấp thay thế.

Áo có thể nhập khẩu từ Ý và Đức, và các công ty tiện ích của nước này cho biết họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nếu nguồn cung cấp khí đốt từ Nga ngừng lại.

Trong khi đó, Hungary đã nhận khí đốt của Nga từ một tuyến đường thay thế: đường ống TurkStream, và Slovenia lấy khí đốt từ Algeria và các nguồn khác. Ý nhận phần lớn khí đốt thông qua tuyến đường có thể nhập khẩu khí đốt Azeri và từ Algeria.

Có lựa chọn khác không?

Nhà cung cấp khí đốt SPP của Slovakia cho biết một nhóm người mua khí đốt châu Âu có thể tiếp quản Nhà cung cấp khí đốt Slovakia SPP cho biết một tập đoàn gồm những khách hàng mua khí đốt ở châu Âu có thể tiếp quản khí đốt ở biên giới Nga-Ukraine khi hợp đồng quá cảnh hết hạn.

Một lựa chọn khác là Gazprom cung cấp một phần khí đốt qua một tuyến đường khác, chẳng hạn như qua TurkStream, Bulgaria, Serbia hoặc Hungary. Tuy nhiên, công suất thông qua các tuyến đường này còn hạn chế, SPP nói với Reuters.

Gazprom sẽ mất bao nhiểu doanh thu?

Theo dữ liệu của Gazprom, Nga có thể mất khoảng 4,5 tỷ USD hằng năm nếu ngừng xuất khẩu, dựa trên giá khí đốt trung bình dự kiến sang châu Âu là 320 USD/1.000 mét khối vào năm 2025. Xuất khẩu hằng ngày của nước này qua Ukraine sang châu Âu hiện ở mức hơn 40 triệu m3.

Nếu Ukraine không gia hạn thỏa thuận, Nga có kế hoạch sử dụng các tuyến đường thay thế và tăng cường xuất khẩu LNG.

Tin nổi bật