Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đem vợ cũ làm “phần thưởng” cho tướng có công

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Việc dùng Lý Chiêu Hoàng làm “phần thưởng” cho Lê Phụ Trần thực chất là một cơ hội để giải phóng cho bà, để bà được hưởng chút hạnh phúc muộn mằn lúc cuối đời, đó là một cử chỉ nhân đạo.

(ĐSPL) - Việc dùng Lý Chiêu Hoàng làm “phần thưởng” cho Lê Phụ Trần thực chất là một cơ hội để giải phóng cho bà, để bà được hưởng chút hạnh phúc muộn mằn lúc cuối đời, đó là một cử chỉ nhân đạo.

Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ 9, vị vua cuối cùng của triều Lý. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, bà không được thờ ở đền Lý Bát Đế (đền thờ 8 vua triều Lý, tức Đền Đô). Đem thắc mắc này hỏi các bậc già cả ở Đình Bảng thì được giải thích: “Vì bà là con dâu họ Trần, lại làm mất ngôi nhà Lý về tay họ Trần, là có tội với nhà Lý nên không được thờ cùng Lý Bát Đế”. Lần lại lịch sử, theo Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) thì Chiêu Hoàng sinh tháng 9 năm Mậu Dần (1218). Tháng 10/1224, trước sức ép của Trần Thủ Độ, Huệ Tông phải nhường ngôi cho Chiêu Hoàng rồi xuất gia ở chùa Chân Giáo. Đây là trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam mà từ trước đến nay chưa hề có.

Lý Chiêu Hoàng không được thờ ở đền Lý Bát Đế vì làm mất ngôi nhà Lý về tay họ Trần(ảnh minh hoạ).

Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. Sử ghi “Đinh Tỵ, năm Nguyên Phong thứ 7 (1257) ngày 12/12, tướng Nguyên là Ngột Lương Hợp Đải (có bản ghi Ngột Lương Hợp Thái) xâm phạm Bình Lệ Nguyên (vùng Bình Xuyên, Hương Canh ngày nay). Vua xuất hành đốc chiến, xông pha tên đạn, quan quân hơi núng” (ĐVSKTT). Có một dung tướng là Lê Tần, tả xung hữu đột, đánh cho quân Nguyên tan tác. Trận Bình Lệ Nguyên đại thắng. Tháng 1/1258, xét thưởng công lao cho các tướng, Lê Tần được công đầu, được đổi gọi là Lê Phụ Trần (Phụ Trần: Có công giúp nhà Trần); được làm Ngự sử đại phu, lại được vua đem công chúa Chiêu Thánh gả cho, coi đây như một phần thưởng, một ân sủng đặc biệt. Nhận xét về sự kiện này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết: “Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây lần nữa”, ý nói, lần trước Trần Cảnh lấy vợ của anh ruột là một lần, còn lần này đem vợ cũ của mình gả cho một viên tướng dưới quyền là một lần nữa coi thường đạo vợ chồng. Thực ra, ở lần thứ hai này, chúng tôi cho rằng Trần Cảnh đã có phần xử sự đúng. Ông không thể lập người vợ cũ của mình làm vợ lần thứ hai và ông cũng không nỡ để Chiêu Thánh vò võ trong lãnh cung đến chết già. Việc dùng bà làm “phần thưởng” cho Lê Phụ Trần thực chất là một cơ hội để giải phóng cho bà, để bà được hưởng chút hạnh phúc muộn mằn lúc cuối đời, đó là một cử chỉ nhân đạo.

Luật nay: Có dấu hiệu của tội ép duyên

Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Chiêu Thánh trách vua Trần về việc gả chính vợ mình cho bề tôi: “Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!”.

Đem việc ép duyên của bà ra trao đổi ngày nay quả là một việc lạ. Nhưng giả sử vụ việc đó xảy ra thời nay thì người ép bà phải đi lấy và chung sống với một người không có tình cảm thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Xin thưa rằng, với hành vi ép buộc người khác kết hôn trái ý muốn thì pháp luật ngày nay đã quy định rõ ràng rồi. Đó chính là hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 146 BLHS.

Theo đó, Điều 146 quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ như sau: Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần... hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm, hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.    

Tin nổi bật