Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ĐBQH chỉ ra bất cập dẫn đến những vụ đuối nước thương tâm xảy ra ở trẻ

(DS&PL) -

Theo ĐBQH Phạm Tất Thắng, trong thực tế vừa qua có những vụ đuối nước thương tâm, các em tử vong một phần là do không biết bơi,

Theo ĐBQH Phạm Tất Thắng, trong thực tế vừa qua có những vụ đuối nước thương tâm, các em tử vong một phần là do không biết bơi, nhưng một phần cũng là do các em thiếu kỹ năng phòng, chống đuối nước.

Có thể nói, đuối nước ở Việt Nam đang là vấn nạn khi cướp đi nhiều sinh mạng mỗi năm, đa số các vụ đuối nước thương tâm xảy ra đối với trẻ em. Mới đây, vụ đuối nước xảy ra tại Hòa Bình, cướp đi sinh mạng 8 học sinh, khiến ai cũng đều bàng hoàng, đau xót. Điều này, lại thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng đuối nước ở trẻ.

Xoay quanh vấn đề làm thế nào để giảm thiếu tối đa tai nạn đuối nước thương tâm ở trẻ, có nên đưa môn bơi vào giảng dạy bắt buộc tại các nhà trường? PV đã được lắng nghe chia sẻ, phân tích từ ĐBQH Phạm Tất Thắng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. 

Thưa đại biểu, ông đánh giá như thế nào về những vụ đuối nước thương tâm chủ yếu là trẻ em xảy ra thời gian qua? 

Trong thực tế vừa qua có những vụ đuối nước thương tâm, các em tử vong một phần là do không biết bơi, nhưng một phần cũng là do các em thiếu kỹ năng phòng, chống đuối nước. Nên việc dạy bơi, cũng như kỹ năng phòng chống đuối nước là hai mặt của một vấn đề, hay nói cách khác là hai nhiệm vụ phải thực hiện song song trong quá trình dạy bơi, phổ cập bơi, cũng như phổ cập kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh. 

Đây là một nhiệm vụ quan trọng, bơi là một môn thể thao thì có vai trò trong việc nâng cao thể lực, dạy kỹ năng đuối nước cũng là dạy kỹ năng sống cho học sinh, là một việc rất quan trọng.

ĐBQH Phạm Tất Thắng trao đổi về vấn đề dạy bơi cho trẻ.

Tuy nhiên, dạy bơi cũng như kỹ năng phòng chống đuối nước phải cần điều kiện về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị nhất định. Đây đang là khó khăn đối với ngành giáo dục và các trường học.

Vừa qua, khi thảo luận sửa đổi luật Thể dục thể thao nhiều ĐBQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng có đề xuất đưa việc phổ cập bơi cũng như kỹ năng phòng, chống đuối nước vào chương trình dạy chính thức của các nhà trường, nhưng điều này Chính phủ cho biết chưa thực hiện được do điều kiện chưa cho phép, nguồn lực chưa cho phép.

Mặc dù vậy, tôi thấy đây là mong muốn rất tích cực của các ĐBQH cũng như của UBVH GD TNTN và NĐ nhưng chưa luật hoá được nên không thành một nhiệm vụ bắt buộc của ngành giáo dục, các nhà trường cũng như các ngành có liên quan trong xã hội.

Nếu cứ đổ lỗi cho nguồn lực thì mãi mãi chúng ta không thể thực hiện được điều này, tại sao chúng ta không huy động nguồn lực xã hội hoá, thưa ông? 

Chúng ta có những mô hình xã hội hoá để thực hiện việc dạy bơi, nhưng trên thực tế đây là ví dụ mang tính điển hình chứ chưa phổ biến. Bởi, bản thân xã hội hoá công tác dạy bơi cũng không phải dễ triển khai đồng loạt ở tất cả các địa phương do điều kiện kinh tế xã hội ở các địa phương khác nhau.

Để mong muốn thành hiện thực, bản thân các nhà trường phải có quyết tâm, bản thân phụ huynh học sinh cũng phải chia sẻ, quyết tâm, nhận thức đây là việc quan trọng, hữu ích.  

Vụ 8 học sinh ở Hoà Bình tử vong do đuối nước hồi tháng 3 khiến dư luận xót xa.

Từ thực tế, cá nhân đại biểu nhìn nhận thế nào về công tác dạy bơi cho trẻ ở các trường học hiện nay? 

Dạy bơi trong trường học gần như chưa được triển khai, bởi công tác này khó khăn ở chỗ là phải có bể bơi, phần lớn các trường học cả công và tư đều không có bể bơi.

Vậy, để dạy bơi cho trẻ thì phải có sự huy động về nguồn lực xã hội hoá từ phụ huynh, phối hợp với cơ sở thể thao nào đó có cơ sở vật chất, phải có nguồn lực con người (giáo viên – PV) thì mới tổ chức được.

Xin cảm ơn đại biểu!

Thanh Lam

Tin nổi bật