Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công nghệ bắn phá "Mặt trăng nhỏ" để tăng cường phòng thủ cho Trái đất

(DS&PL) -

Ngoài Mặt trăng, vũ trụ còn có nhiều tiểu hành tinh khác quay quanh Trái đất, có kích thước chỉ từ 1 đến 2 mét, thường được gọi là Mặt trăng nhỏ.

Ngoài Mặt trăng, vũ trụ còn có nhiều tiểu hành tinh khác quay quanh Trái đất, có kích thước chỉ từ 1 đến 2 mét, thường được gọi là Mặt trăng nhỏ.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của Mặt trăng nhỏ - các tiểu hành tinh xoay xung quanh Trái đất bằng lực hấp dẫn - kể từ khi phát hiện ra nó với chương trình Khảo sát Bầu trời Catalina của NASA vào năm 2006. Các tiểu hành tinh di chuyển nhanh này xoay quanh Trái đất trước khi rơi xuống như một thiên thạch, hoặc bị đẩy ra ngoài không gian.

Tuy nhiên, vì kích thước nhỏ và chuyển động nhanh chóng của chúng, nên không có Mặt trăng nhỏ nào được phát hiện từ đó cho tới nay, khiến nhiều người thắc mắc rằng nó có thực sự tồn tại.

Kính viễn vọng Khảo sát Synoptic lớn (LSST) sẽ tiến hành săn lùng và theo dõi quỹ đạo của những Mặt trăng nhỏ - vị khách tiềm ẩn của Trái đất, mang lại cái nhìn sâu sắc về bản chất bí ẩn của các tiểu hành tinh và hành trình của chúng trong không gian.

Tồn tại rất nhiều Mặt trăng nhỏ xoay xung quanh Trái đất. Ảnh: ESA

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Astronomy and Sciences hồi tháng 5/2018 vừa qua cho thấy, các Mặt trăng nhỏ xuất phát từ khu vực giữa sao Hỏa và sao Mộc. Do các tương tác hấp dẫn của Mặt trời và các hành tinh khác, một số tiểu hành tinh đã đi lạc sang phía Trái đất, quay quanh Trái đất y như Mặt trăng.

Mặt trăng nhỏ được cho là chỉ dành khoảng 9 tháng trong quỹ đạo xoay quanh Trái Đất trước khi rơi xuống. Khoảng thời gian có vẻ không dài, nhưng cũng có thể giúp các nhà khoa học có nhiều thời gian để nghiên cứu.

Theo tiến sĩ Robert Jedicke, đến từ Đại học Hawaii, tác giả chính của nghiên cứu, các nhà khoa học cần đẩy mạnh việc tìm kiếm và quan sát các Mặt trăng nhỏ bởi chúng sẽ giúp con người nâng cao hiểu biết về các vật thể ngoại lai.

Chúng cũng có thể trở thành vật thí nghiệm tiềm năng cho các hệ thống phòng thủ của Trái đất nhằm chống lại sự tấn công của thiên thạch, ví dụ như các công cụ làm chệch đường đi hay công phá vật thể không gian.

Lịch sử hành tinh của chúng ta đã đối diện nhiều lần bị đe dọa bởi thiên thạch nguy hiểm, gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Trên thực tế, với kích thước nhỏ bé, các Mặt trăng nhỏ sẽ không gây nguy hiểm cho Trái đất bởi nếu có mảnh vỡ nào rơi xuống, chúng sẽ nhanh chóng bị đốt cháy và tiêu biến khi tiếp xúc với khí quyển.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Discover Magazine)
 

Tin nổi bật