Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện số lượng kim cương 'khó thể đếm hết' bên dưới bề mặt Trái Đất

(DS&PL) -

Thật không may, những viên kim cương được chôn sâu đến nỗi loài người có lẽ sẽ không bao giờ đủ khả năng khai thác được chúng.

Thật không may, những viên kim cương được chôn sâu đến nỗi loài người có lẽ sẽ không bao giờ đủ khả năng khai thác được chúng.

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy, có một khối kim cương khổng lồ nằm sâu bên dưới bề mặt Trái Đất. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ khai thác được những viên kim cương đó, nhưng biết rằng chúng ở đó giúp con người tìm hiểu thêm về hành tinh này.

Để khám phá những gì nằm bên dưới bề mặt, các nhà khoa học không thể đơn giản chỉ nhìn bằng mắt của họ. Thay vào đó, họ sử dụng sóng âm thanh và lắng nghe. Không giống như ánh sáng, âm thanh có thể di chuyển qua đá rắn, và bằng cách lắng nghe các nhà khoa học có thể phát hiện rất nhiều điều thú vị về những gì bên trong Trái Đất.

Sâu dưới bề mặt Trái Đất là hàng nghìn triệu triệu tấn kim cương. Ảnh: Getty

Thông thường, những âm thanh này đến từ các vụ động đất hoặc phun trào núi lửa. Bằng cách nghiên cứu kết quả sóng địa chấn, các nhà khoa học có thể xác định những vật liệu nằm dưới lòng đất.

Một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu một dị thường kỳ lạ xảy ra khi những sóng địa chấn đi qua các cấu trúc ngầm gọi là rễ cratonic. Những cấu trúc này bao gồm thành tạo đá cổ xưa nằm sâu hàng trăm dặm bên dưới hầu hết các mảng kiến ​​tạo.

Bởi vì các thành tạo đá này rất dày, sóng âm thanh di chuyển nhanh hơn nhiều thông qua rễ cây cratonic khi so sánh với hầu hết các đá khác. Tuy nhiên, vì lý do nào đó, nhiều đợt sóng địa chấn đo được trong vài thập kỷ qua vẫn di chuyển nhanh hơn dự đoán.

Một nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu bởi nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) Ulrich Faul, nghi ngờ rằng một số loại vật chất bên trong rễ cratonic đang đẩy nhanh những đợt sóng này.

Để tìm ra chính xác vật chất đó, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loạt các mô phỏng máy tính bằng cách sử dụng các đá giả định được làm bằng các vật liệu khác nhau. Trong tất cả các mô phỏng khác nhau mà họ đã thử nghiệm, vật chất duy nhất phù hợp với dữ liệu là một mô phỏng nơi mà các rễ craton được làm từ 1 đến 2% kim cương, ngoài đá thông thường.

Đây là một phát hiện lớn bởi vì rễ cratonic chiếm một phần đáng kể tạo thành lớp vỏ Trái Đất. Nếu như có tới 2% của cấu trúc này được làm bằng kim cương, vậy thì tổng khối lượng kim cương nằm sâu bên dưới bề mặt sẽ cực kỳ lớn.

Thật không may, rễ cratonic ở khoảng cách lên đến 100 dặm (161km) dưới lòng đất, được bao quanh bởi nhiều cấu trúc khác nữa. Vì vậy, cuộc thám hiểm khai thác mỏ kim cương dường như khó xảy ra.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Popular Mechanics)

Tin nổi bật