Tỏi có hàm lượng calo cao và bổ dưỡng. Một nhánh tỏi sống (3 gam) chứa: Mangan: 2% giá trị hàng ngày (DV); Vitamin B6: 2% DV; Vitamin C: 1% DV; Selen: 1% DV; Chất xơ: 0,06 gam. Đồng thời tỏi cung cấp: 4,5 calo; 0,2 gam protein; 1 gam carbs.
Tỏi cải thiện mức cholesterol, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ảnh minh họa
Ít người biết rằng ăn tỏi giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới. Những người nhược dương hay liệt dương ăn tỏi giúp sản sinh ra men nitric oxide synthase, cần cho sự cương cứng. Ăn 1-2 nhánh tỏi/ngày liên tục trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch. Chất Creatinine và Allithiamine được tạo bởi vitamin B1 và Allicin của tỏi là thành phần chính tham gia vào hoạt động cơ bắp, nâng cao thể lực cho nam giới.
Nhiều nghiên cứu người ta chỉ ra rằng tỏi có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, hạ triglycerid. Tỏi còn phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm hơn 50% đau tim và đột quỵ.
Tỏi còn có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu, lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó dẫn tới giảm huyết áp. Với người bệnh tiểu đường ăn vài tép tỏi có thể giúp hạ đường huyết tự nhiên.
Tỏi làm giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Thành phần của củ tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Vì có chức năng thải độc nên tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Các chất Germanium và selen trong tỏi giúp chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Với người bệnh ung thư, tói có tác dụng làm chậm tăng trưởng của khối u, giảm kích thước khối u. Vì vậy, tỏi hỗ trợ và kiểm soát nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan, ung thư bàng quang.
Bổ sung tỏi có thể làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol - LDL (xấu), đặc biệt là ở những người có cholesterol cao. Tuy nhiên cholesterol - HDL (tốt) và triglyceride (chất béo trung tính) cao dường như lại không bị ảnh hưởng.
Trong củ tỏi có chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm, giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Tốt cho xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn thoái hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn. Với phụ nữ, việc ăn tỏi giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.