Chùa Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc đã thất bại trong nỗ lực niêm yết tên trên sàn chứng khoán bởi sự phản đối của Hội Phật giáo.
Ở Trung Quốc, mọi thứ đều có thể kinh doanh và sinh lời, ngay cả tôn giáo. Ngôi chùa Thiếu Lâm nổi tiếng sở hữu hàng chục công ty và vị trụ trì thường được giới doanh nhân ca tụng là "sư thầy CEO".
Hai trong số bốn ngọn núi Phật giáo thiêng liêng của Trung Quốc đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì vậy, giám đốc Công ty Phát triển Du lịch Núi Putuo – đơn vị quản lý ngọn núi có chùa Thiếu Lâm đã quá lạc quan khi công bố quyết định cổ phần hóa.
Phong cảnh chùa Thiếu Lâm Tự những năm 1990 - Ảnh: Bloomberg |
Tuần trước, làn sóng phản đối mạnh mẽ từ Hội Phật giáo Trung Quốc và các nhà tu hành tại nhiều đền chùa đã khiến cơ quan điều hành chứng khoán nước này công khai hủy bỏ đề xuất của chùa Thiếu Lâm. Đó là một động thái đi ngược lại chủ trương phát triển kinh tế tôn giáo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Trên thực tế, đây đang là vấn đề nhạy cảm với rất nhiều quốc gia châu Á vốn sùng đạo.
Bốn mươi năm trước, không người Trung Quốc nào có thể tưởng tượng được việc cổ phần hóa một ngôi chùa. Sau cuộc cách mạng văn hóa cuối những năm 1970, hầu hết các cơ sở tôn giáo tại đây đều bị sung công và thuộc sự quản lý của Nhà nước.
Từ đó, chính phủ nước này đã cho phép các nhóm tôn giáo được tự do hoạt động và thành lập doanh nghiệp với sự hỗ trợ tối đa. Hiện nay, không khó để bắt gặp một nhà thờ hoặc chùa nằm liền kề hoặc nằm trong một trung tâm mua sắm đem lại nguồn thu ngoại tệ dồi dào.
Các cơ hội thương mại ngày càng mở rộng. Cơ sở chùa Thiếu Lâm Tự tại Australia đã có 9,3 triệu du khách vào năm 2017, tăng 17% so với năm 2016. Với những con số như thế, việc niêm yết tên trên sàn chứng khoán là kế hoạch có phần hợp lý với chủ trương Nhà nước Trung Quốc trong hơn một thập kỷ qua.
Tuy nhiên, sau Đại hội Đảng lần thứ 19, Chủ tịch Tập đã khởi xướng một chiến dịch khôi phục văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm Phật giáo và Đạo giáo. Những chỉ trích của Hội Phật giáo Trung Quốc sẽ bị bỏ qua vào ba năm trước nay đã khiến các nhà lập pháp chú ý. Đó có thể là tin tốt cho những người mong muốn bảo tồn tín ngưỡng truyền thống quốc gia và không hy vọng tìm kiếm lợi nhuận dựa trên đức tin.
Thu Phương (Theo SCMP)