Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cậu bé teo dạ dày, sụt 12kg sau khi uống nhầm hóa chất

(DS&PL) -

Đi chơi về, thấy chai nước trên bàn, em L. mở ra uống một ngụm thì thấy nóng ran từ cổ xuống ngực và bụng và phải nhập viện ngay sau đó.

Đi chơi về, thấy chai nước trên bàn, em L. mở ra uống một ngụm thì thấy nóng ran từ cổ xuống ngực và bụng và phải nhập viện ngay sau đó.

Theo tin từ BS Đào Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, hiện bệnh viện đang điều trị cho một trường hợp uống nhầm hóa chất khá thương tâm.

Bệnh nhi tên Đ.K.L (16 tuổi, ngụ tại Bạc Liêu). Cách đây 6 tháng, trong một lần đi chơi về, thấy chai nước trên bàn, em mở ra uống một ngụm thì thấy nóng ran từ cổ xuống ngực và bụng.

Lúc đó, mẹ em chạy vào phát hiện con uống nhầm chai đựng chất xúc tác làm composit chuyên dùng cho tàu, ghe nên vội đưa em đến bệnh viện gần nhà, sau đó chuyển tiếp ra Bệnh viện đa khoa Cà Mau.

Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành rửa ruột, rửa dạ dày, sau 9 ngày cho xuất viện. Tuy nhiên, sau khi về nhà, em rơi vào tình trạng không ăn uống được, không nuốt được thức ăn, ói liên tục và sụt cân rất nhanh.

Bệnh nhân sụt 12kg sau sự cố uống chai nước để trên bàn. Ảnh: Vietnamnet

Gia đình đưa em đi khám tại khá nhiều bệnh viện nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng, cuối cùng đến Bệnh viện Nhi đồng 1 khi em đã sụt 12kg trong tình trạng suy kiệt, cân nặng chỉ còn 28kg.

Khi mổ để đặt ống truyền dưỡng chất, bác sĩ phát hiện toàn bộ dạ dày của bệnh nhi đã teo nhỏ, xơ cứng. Thực quản và ruột nối với dạ dày bị bịt kín khiến thức ăn không thể lọt qua.

Sau đó, bệnh nhân sau đó được tạo hình dạ dày từ ruột non và dần dần tự uống được sữa, ăn được cháo loãng, thể trạng ngày một tốt hơn.

Theo BS Đào Trung Hiếu, đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp, thông thường uống nhầm hóa chất chỉ rơi vào trẻ nhỏ và chủ yếu uống nhầm axit hoặc bazơ. Trường hợp này trẻ đã lớn và hóa chất trẻ uống nhầm là một loại chất xúc tác có tính oxy hóa rất mạnh. Chất lỏng này trong suốt, không mùi nên rất giống với nước lọc

Bác sĩ cũng cảnh báo các bậc phụ huynh nên để các loại hóa chất trong chai riêng, có nhãn mác, để cao, tránh xa tầm với của trẻ và không để lẫn với đồ uống khác trong nhà.

Vũ Đậu (T/h) 

Tin nổi bật