Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống nhầm chai dầu đốt nến, bé 14 tháng tuổi nguy kịch

(DS&PL) -

Sau khi uống dung dịch vào người, bé bị sặc và ho liên tục nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng khó khở, tím tái, suy hô hấp.

Sau khi uống dung dịch vào người, bé bị sặc và ho liên tục nên được người nhà đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng khó khở, tím tái, suy hô hấp.

Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, hôm 13/9, Bệnh viện tiếp nhận trường hợp bé trai 14 tháng tuổi (ở Hưng Yên) suy hô hấp cấp tính do uống nhầm dầu đốt nến có 99% thành phần là Parafin.

Trước đó, ngay khi xảy ra sự việc, cháu được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh. Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản và nhanh chóng chuyển cháu bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, cháu bé được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi do hít phải dầu và có dấu hiệu suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Mỗi năm, Khoa HSCC của Bệnh viện Nhi TW tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nguy kịch do uống, hít nhầm hóa chất. 

Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) Bệnh viện Nhi Trung ương  - Tiến sĩ, bác sĩ Tạ Anh Tuấn cho biết, khi vào viện, do tình trạng nguy kịch, bé An được chuyển thẳng đến khoa HSCC.

Bé được điều trị bằng thở máy thông thường, nhưng không đáp ứng với điều trị, trẻ xuất hiện suy đa tạng: suy hô hấp cấp tính, suy tuần hoàn, và được điều trị theo phác đồ, theo dõi sát tình trạng huyết động, diễn tiến của pH, pCO2 và paO2 trong khí máu động mạch.

Sau 24h thở máy thông thường, tình trạng của cháu bé vẫn nguy kịch: CO2 trong khí máu động mạch tăng cao (>100 mmHg), Oxy trong máu động mạch < 40 mmHg, huyết động  không ổn định, có dấu hiệu quá tải dịch,  bệnh nhi được chỉ định hỗ trợ máy thở cao tần, bơm surfactant và lọc máu liên tục và theo dõi chặt các dấu hiệu chức năng sống. Tuy nhiên, diễn biễn sức khỏe của bé vẫn tiếp tục xấu đi nhanh chóng.

Theo nhận định của các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, lúc này nếu không kịp thời đưa ra giải pháp can thiệp mạnh hơn, nguy cơ tử vong của bệnh nhi là rất lớn. Các bác sĩ thống nhất đặt ECMO để cấp cứu người bệnh.

Sau 3 ngày chạy ECMO, tình trạng sức khỏe cháu H tiến triển khả quan: phim chụp Xquang cho thấy phổi trẻ sáng dần, các chỉ số huyết áp, khí máu và nội môi của bệnh nhi trở lại bình thường, bệnh nhân được cai ECMO.

3 ngày sau cai ECMO, cháu tiếp tục được cai máy thở, hiện tại trẻ đã hoàn toàn hồi phục tự thở tốt, tỉnh táo hoàn toàn.

Các bác sĩ hồi sức cấp cứu cũng cho biết, hàng năm, Khoa tiếp nhận hàng chục trường hợp trẻ nguy kịch do uống, hít nhầm hóa chất. Đa số các trường hợp rơi vào nhóm trẻ từ 1- 3 tuổi. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ sự bất cẩn của người trông nom trẻ.

Vũ Đậu

Tin nổi bật