Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cách phân biệt nấm kim châm Hàn Quốc và Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đại diện thương hiệu nấm kim châm Biovegi giúp người tiêu dùng phân biệt nấm kim châm nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

(ĐSPL) - Đại diện thương hiệu nấm kim châm Biovegi giúp người tiêu dùng phân biệt nấm kim châm nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Từ trước đến nay, người tiêu dùng dường như không để ý tới nguồn gốc các loại nấm, nhưng có lẽ từ sau thông tin nấm không rõ nguồn gốc được bày bán trong siêu thị Big C và Fivimart (Hà Nội) thì người tiêu dùng sẽ quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ các loại nấm mà họ mua về sử dụng.
Nấm Hàn Quốc được bày bán rộng rãi trên thị trường.
Trao đổi với PV, ông Vũ Oanh - đại diện Công ty Công nghệ xanh Hưng Phát (nhà cung cấp sản phẩm nấm kim châm Biovegi nhập khẩu từ Hàn Quốc) đã chia sẻ: Sản phẩm nấm kim châm ở Việt Nam có hàng chục nhà phân phối khác nhau, mỗi nhà phân phối lại có nguồn hàng riêng được nhập chủ yếu từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
Thực chất ở Việt Nam cũng có những cơ sở sản xuất được nấm kim châm nhưng điều kiện để sản xuất nấm kim châm rất khắc nghiệt và khó khăn. Vì vậy, đây là loại nấm rất khó để trồng ở Việt Nam.
Thị phần nấm kim châm trồng trong nước không đủ nhu cầu tiêu thụ của người dân bởi một ngày, số lượng nấm tiêu thụ có thể lên tới vài tấn.
Những loại nấm vẫn được gọi bằng cái tên "nấm cao cấp" như: nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm hải sản... thực ra đó không phải là nấm cao cấp. Mà nấm cao cấp phải là những loại nấm như: nấm thượng hoàng, nấm đầu khỉ, bụng dê, vuốt hổ... Vì đó là những loại nấm tự nhiên, không trồng được công nghiệp.
Dấu hiệu phân biệt của nấm nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Nói về cách phân biệt nấm kim châm Hàn Quốc và Trung Quốc trên thị trường, ông Vũ Oanh cho biết: Đầu tiên là bao bì, chất liệu ni - lông bao bì của nấm Kim châm Hàn Quốc cầm vào mềm tay, chất liệu in rõ ràng, màu sắc tươi tắn. Trong khi, bao bì hàng Trung Quốc cứng và đục hơn.
Thứ hai, thông tin về đơn vị phân phối, nhập khẩu in trên bao bì, có logo nhà phân phối được in đầy đủ, rõ ràng trên bao bì. Người tiêu dùng có thể phân biệt bằng cách xem mã vạch trên sản phẩm, mã vạch 880 là Hàn Quốc, mã vạch 690 đến 695 là của Trung Quốc.
Về mặt cảm quan, nấm kim châm Hàn Quốc có màu trắng ngà voi chứ không trắng tinh như nấm kim châm Trung Quốc.
Trước thông tin nấm bày bán ở các chợ không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, ông Vũ Oanh cho rằng: Nấm không bắt buộc quy định phải bảo quản lạnh. Nếu bảo quản lạnh thì thời gian sử dụng sẽ được lâu hơn còn để ở nhiệt độ môi trường ngoài trời thì thời gian hỏng sẽ nhanh hơn.
Theo đó, nấm kim châm Hàn Quốc thời gian bảo quản là 45 ngày kể từ ngày đóng gói. Trong giai đoạn phân phối bán tới tay người tiêu dùng, ví dụ những người bán rau tại chợ, họ nhập từ đại lý cấp 2, cấp 3 về và buộc phải bán hết trong ngày. Thường thì nấm không để được đến ngày hôm sau trong điều kiện nhiệt độ môi trường bình thường. Nếu nấm để đến ngày hôm sau, gốc nấm sẽ bị tách, bở ra, và nấm đó sẽ bị nhũn dần. Đó là lúc nấm bắt đầu hỏng, đến khi nấm hỏng hẳn sẽ có nước nhờn xuất hiện.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: Bản thân nấm có hàm lượng dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất rất cao. Trên thực tế, nấm là một khối dựa trên sự liên kết của rất nhiều những sợi nấm tập hợp lại tạo thành một khối nấm, cây nấm. Bên cạnh đó, nấm là loại thực phẩm rất nhanh hỏng vì chứa nhiều protein có nguy cơ phát triển các vi sinh vật gây độc nhiều hơn.
Do vậy, người tiêu dùng cần phân biệt được nấm khi đã bị hỏng, tránh tình trạng "tiếc của", sử dụng nấm khi không đảm bảo chất lượng dẫn đến nguy cơ nhiễm độc, thậm chí ngộ độc.
Sau khi nhiều loại nấm kim châm trên thị trường bị phát hiện không rõ nguồn gốc xuất xứ thì ngày 14/1/2014 vừa qua, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam đã lấy mẫu thử nghiệm nấm kim châm Biovegi (nhập khẩu từ Hàn Quốc). Kết quả thử nghiệm cho thấy: không phát hiện hàm lượng Natribenzoate, hàm lượng Kalisorbate gây độc hại trong nấm.
Hoài An

Tin nổi bật