Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lại kêu cứu vì vỡ nợ, Bộ GTVT tiếp tục lưỡng lự

(DS&PL) -

Nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi mỗi tháng phải trả ngân hàng gần 20 tỉ đồng, nhưng chỉ thu được gần 2 tỉ đồng tiền phí.

Nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi mỗi tháng phải trả ngân hàng gần 20 tỉ đồng, nhưng chỉ thu được gần 2 tỉ đồng tiền phí.

Ông Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Công ty BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, cho biết, theo phương án tài chính ban đầu của dự án, năm 2019, 2 trạm BOT có thể thu được 600 triệu đồng/ngày, nhưng hiện tại, dự án mới được phép thu 1 trạm trên tuyến đường mới Thái Nguyên - Chợ Mới (chưa thu trạm trên quốc lộ 3). Vì thế, hiện trạm Thái Nguyên - Chợ Mới mới thu được khoảng 60 triệu đồng/ngày.

Hiện nay, do một số bất cập, việc thu phí mới được thực hiện tại tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), chưa thu phí trên QL3 nên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đã đưa vào khai thác nhưng các phương tiện vẫn lưu thông chủ yếu trên QL3 (chiếm khoảng 85%) để tránh mất phí.

BOT Thái Nguyên - Chợ Mới lại kêu cứu vì vỡ nợ, Bộ GTVT tiếp tục lưỡng lự. Ảnh: Thanh niên

“Theo phương án tài chính, năm 2019, hai trạm BOT có thể thu được 600 triệu/ngày, nhưng hiện tại, trạm Thái Nguyên - Chợ Mới mới thu được khoảng 60 triệu/ngày. Nếu trạm QL3 được thu phí thì thêm khoảng 200 triệu/ngày nữa, tức là khoản thu chỉ bằng gần 50% so với phương án tài chính, dẫn đến dự án bị phá sản”, ông Thanh nói thêm.

Được biết, giữa tháng 8 vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp về kế hoạch tuyên truyền và phương án triển khai thu phí tại trạm thu phí QL3. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa chốt thời gian chính thức cho nhà đầu tư tiến hành thống kê cấp thẻ miễn giảm để tiến hành thu phí, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vỡ nợ khi mỗi tháng phải trả gần 20 tỉ đồng.

Theo đại diện nhà đầu tư, trong khi chưa có doanh thu để hoàn vốn cho dự án, doanh nghiệp dự án vẫn phải tổ chức các hoạt động khai thác, duy tu, bảo trì tuyến đường, trả lãi vay, nợ gốc, trả lương cho bộ máy quản lý, cho người lao động. Trong hơn một năm qua, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã phải vay mượn bằng nhiều nguồn kinh phí để trả lãi vay, trả nợ gốc cho ngân hàng. Tiền lương của cán bộ công nhân viên thực hiện dự án chưa có. Các khoản chi phí và duy trì hoạt động của doanh nghiệp dự án, chi phí duy tu bảo trì cho hoạt động dự án là 540 tỉ đồng.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật