Ăn rau sống là một thói quen ăn uống phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích được biết đến, việc ăn rau sống cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nếu không được thực hiện đúng cách. Vậy, ăn rau sống có thực sự tốt cho sức khỏe?
Rau sống cung cấp các loại vitamin như A, C, E, chất khoáng và yếu tố vi lượng khác cho cơ thể. Những lợi ích sức khỏe của rau sống bao gồm:
Việc ăn rau sống mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Rau sống là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng phong phú, bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Các thành phần này không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mà còn hỗ trợ nhiều chức năng cơ thể.
Chất xơ trong rau sống có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, giúp cải thiện đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ăn rau sống cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát cân nặng do chúng ít calo và chất béo.
Ngoài ra, những loại rau này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý, bao gồm các loại ung thư.
Việc ăn rau sống mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
Rau sống còn là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng mỗi ngày. Rau sống chứa ít calo và nhiều vitamin có lợi, do đó nên ăn rau sống thay cho các thực phẩm có mật độ năng lượng cao, bao gồm thực phẩm béo và thực phẩm nhiều đường, có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Đồng thời, ăn rau sống còn ảnh hưởng tích cực đến làn da, giúp làn da trở nên khỏe mạnh và rạng rỡ hơn.
Rau sống có chứa hàm lượng chất xơ cao có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan trong rau sống giúp làm giảm tình trạng táo bón. Đồng thời, chất xơ hòa tan giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn, tạo ra các chất dinh dưỡng, giúp giảm viêm trong ruột, từ đó cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng.
Ăn rau sống giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn các loại rau củ quả giúp bổ sung chất xơ giúp làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy của insulin. Nghiên cứu cho thấy ăn rau sống giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đến 12%.
6 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn rau sống
Đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu có hàm lượngvitamin K cao, nếu ăn nhiều rau sống đặc biệt là xà lách sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc, phương pháp trị liệu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến chứng huyết khối và các biến chứng liên quan. Vì vậy cần lưu ý khi bạn đang dùng loại thuốc này.
Người bị đau dạ dày không nên ăn loại thức ăn, nước uống kích thích niêm mạc dạ dày như các loại rau thơm, rau sống, nước sốt, rau quả có chứa nhiều xơ sợi, thức ăn chua, cay. Khi bị viêm đại tràng, người bệnh không nên ăn rau sống, vì nhiều loại rau sống có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, khi ăn vào dễ khiến thành ruột bị "cọ xát" gây đau rát, chảy máu.
Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn.
Rau sống có chức năng kích thích ăn uống và thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên, những người dễ bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn. Nhưng với những người thể trạng tốt, sức khỏe ổn định cũng chỉ nên ăn rau sống với tần suất vừa phải.
Thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại chưa bị tiêu diệt, đó là những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi khi sức đề kháng yếu.
Việc ăn rau sống đúng cách là chìa khóa để tận hưởng những lợi ích dinh dưỡng mà rau cung cấp mà không phải đối mặt với những rủi ro. Nếu bạn ăn không đúng cách, rau sống sẽ mang nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe do vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng,… Vì vậy, bạn cần biết cách giúp đảm bảo loại bỏ các yếu tố gây hại cho cơ thể bạn trước khi ăn.
Rửa sạch rau sau khi mua về là điều quan trọng nhất để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và chất cặn có thể gặp trong môi trường canh tác. Bạn cần nhặt sạch rễ, phần héo úa, sau đó rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy.
Rửa nhiều lần là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Việc ngâm nước muối hay dung dịch thuốc tím không giúp loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây hại như trứng giun, vi khuẩn gây bệnh. Vì thế bạn nên kết hợp cùng rửa rau kỹ lưỡng để đảm bảo rau sạch trước khi dùng.
Việc ngâm rau sống trong nước muối quá lâu không mang lại nhiều hiệu quả như bạn nghĩ, vì nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn và không loại bỏ hoàn toàn được hóa chất. Việc bạn ngâm rau trong nước muối quá lâu và nồng độ đậm đặc, bạn có thể làm nát rau và rau bị mất đi chất dinh dưỡng.