Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ăn lẩu nên ăn rau hay ăn thịt trước?

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Để bữa ăn thêm phần trọn vẹn bạn nhất định phải nhớ những nguyên tắc sau khi ăn lẩu.

Không ăn thịt trước rau

Để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn rau, khoai tây, khoai lang trước khi ăn thịt. Ảnh minh họa

Thịt thường là món chính trong các bữa lẩu. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn rau, khoai tây, khoai lang trước khi ăn thịt. Khoai tây và khoai lang chứa nhiều tinh bột, tạo lớp màng bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây kích ứng như vị cay nóng của lẩu. Rau củ cung cấp chất xơ, giúp cơ thể làm quen dần với thức ăn.

Ngược lại, nếu ăn thịt trước, dạ dày sẽ phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa, dễ dẫn đến đau dạ dày.

Không ăn khi quá nóng

Ăn lẩu có thể dễ dàng gây bỏng niêm mạc đường tiêu hóa do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày rất mỏng manh, chỉ chịu được nhiệt độ từ 50-60 độ C.

Thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm thực quản. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn ngay khi vừa gắp thức ăn ra khỏi nồi lẩu đang sôi. Hãy để nguội bớt trong bát trước khi thưởng thức để bảo vệ sức khỏe của bạn.

Không nên ăn lẩu quá lâu

Nhiều người có thói quen ăn lẩu kéo dài hàng giờ đồng hồ. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi ăn lẩu quá lâu, các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, mật, tụy phải liên tục tiết dịch, khiến chúng không được nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày, gây đau bụng, tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, ăn lẩu kéo dài còn có thể gây ra viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

Không nên dùng

Nhiều người thích ăn thịt tái để cảm nhận vị tươi mềm, nên thường vội vàng gắp ra ăn ngay khi thịt vừa chuyển màu mà không kiểm tra kỹ xem bên trong đã chín chưa. Tuy nhiên, ăn thịt tái, chưa chín kỹ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng qua đường tiêu hóa.

Để đảm bảo an toàn, hãy đợi nước lẩu sôi sùng sục rồi mới cho thịt vào, và chỉ ăn khi thịt đã chín hoàn toàn.

Ai không nên ăn lẩu

Để đảm bảo an toàn, hãy đợi nước lẩu sôi sùng sục rồi mới cho thịt vào, và chỉ ăn khi thịt đã chín hoàn toàn. Ảnh minh họa

Người có vấn đề về tiêu hóa: Người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đại tràng... nên tránh ăn lẩu vì các gia vị cay nóng, dầu mỡ trong lẩu có thể kích thích niêm mạc dạ dày, làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Người có bệnh lý mãn tính: Người bị gout, tiểu đường, tăng huyết áp, mỡ máu cao... nên hạn chế ăn lẩu, đặc biệt là các loại lẩu nhiều đạm, hải sản, nội tạng động vật... vì chúng có thể làm tăng các chỉ số bệnh.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn lẩu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các loại gia vị cay nóng, thực phẩm chưa chín kỹ trong lẩu có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Trẻ em: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên ăn lẩu vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị kích ứng bởi các gia vị mạnh.

Người bị dị ứng: Người bị dị ứng vớicác loại hải sản, thịt bò, đậu phộng... nên tránh ăn lẩu có chứa các thành phần này.

Ngoài ra, những người có thể trạng yếu, người mới ốm dậy cũng nên hạn chế ăn lẩu.

Tin nổi bật