Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

9 yếu tố tác động tới nồng độ cồn sau khi uống rượu bia có thể bạn chưa biết

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Mỗi cá nhân sẽ có khả năng chịu đựng rượu khác nhau. Điều quan trọng là lắng nghe cơ thể và biết khi nào nên dừng lại.

Kích cỡ cơ thể

Thông thường, nồng độ cồn ở những người nhỏ sẽ cao hơn khi uống cùng lượng rượu. 

Bụng đói

Bạn uống rượu khi bụng trống rỗng sẽ làm cồn thẩm thấu vào máu nhanh chóng, khiến bạn say sớm hơn. Tuy nhiên, dùng bữa trước khi uống cũng không đồng nghĩa bạn sẽ không say và có thể lái xe an toàn.

Mỡ cơ thể

Các tế bào mỡ của chúng ta giữ ít nước hơn nhiều so với cơ bắp. Điều này nghĩa là rượu không được hấp thụ và tồn tại trong máu của bạn cho đến khi gan phân hủy. Những người có lượng mỡ trong cơ thể cao hơn sẽ có nồng độ cồn cao hơn. 

Sức khỏe gan

Gan thực hiện hầu hết quá trình phân hủy rượu. Người bị bệnh gan hoặc tổn thương gan sẽ không thể xử lý rượu nhanh như những người có gan khỏe mạnh hơn. 

Tuổi tác

Khi bạn già đi, tốc độ xử lý rượu của cơ thể sẽ giảm đi vì gan có thể nhỏ hơn. Điều này đồng nghĩa rượu có thể lưu lại trong máu lâu hơn và làm tăng nồng độ cồn. 

Giới tính

Nữ giới thường có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn, lượng nước trong cơ thể thấp hơn và ít enzyme phân hủy rượu hơn so với nam giới. Do đó, ở phụ nữ, rượu bị xử lý chậm hơn và sẽ tồn tại trong máu lâu hơn.

Khả năng dung nạp rượu

Nếu bạn chưa uống rượu nhiều thì khả năng chịu đựng của bạn sẽ thấp hơn. Cơ thể bạn chưa quen với điều đó và kết quả là nồng độ cồn trong máu cao hơn. 

Thuốc

Nhiều loại thuốc cần được gan phân hủy, giống như rượu. Nếu bạn uống rượu trong khi dùng các loại thuốc này (ví dụ thuốc tránh thai), gan của bạn sẽ xử lý rượu chậm hơn, dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao hơn.

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về việc bạn có thể uống rượu hay không.

Nồng độ cồn của rượu

Không phải tất cả đồ uống đều có cùng lượng cồn. Lượng cồn trong rượu càng cao thì nồng độ cồn trong máu của bạn càng cao. 

Nếu bạn có ý định lái xe, lựa chọn an toàn nhất là không sử dụng rượu bia.

Công thức tính nồng độ cồn trong máu

Để tính nồng độ cồn trong máu, bạn sử dụng công thức sau: C = A/V x 10/P x 0,789. Trong đó:

- C là nồng độ cồn trong máu, tính bằng gr/100ml

- A là lượng cồn đã uống, tính bằng gram

- V là khối lượng nước trong cơ thể, tính bằng kg

- P là trọng số của người uống, tính bằng kg

- 0,789 là khối lượng riêng của cồn.

Ví dụ: Một người uống 50gr rượu, cân nặng 70kg, khối lượng nước trong cơ thể khoảng 42kg, vậy nồng độ cồn trong máu của người đó sẽ là: 50/42 x 10/70 x 0,789 = 0,16gr/ml.

Chú ý: Cách tính nồng độ cồn trong máu trên đây chỉ có giá trị tại thời điểm uống bia rượu. Nồng độ cồn trong máu sẽ giảm dần trong quá trình cồn được chuyển hóa và loại bỏ khỏi cơ thể.

Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu là cao?

Sau khi uống rượu, trong máu mỗi người có các ngưỡng nồng độ cồn khác nhau nên thời gian chuyển hóa và trạng thái cảm xúc cũng khác nhau. 

Dưới 0,5023 mg/ml: Được xem là không có cồn theo quyết định của Bộ Y tế. Ngay cả khi không tiêu thụ rượu, bia hoặc các nước uống có cồn khác, cơ thể vẫn sinh ra một lượng cồn nhỏ gọi là cồn sinh học (từ việc ăn uống hàng ngày).

Dưới 70 mg/ml: Đây là mức nồng độ cồn trong máu vừa đủ khiến cơ thể đi vào trạng thái hưng phấn nhẹ.

80 - 120 mg/ml: Ở một số người xuất hiện sự thay đổi cảm xúc, chẳng hạn như bỗng nhiên vui, buồn, giận dữ…

130 – 150 mg/ml: Cơ thể bắt đầu không thể đứng vững, bạn gặp khó khăn khi nói chuyện và nhìn thẳng.

160 – 200 mg/ml: Thị lực và thính giác bị suy giảm nghiêm trọng, bạn gặp khó khăn khi kiểm soát tốc độ, phản ứng chậm với các tín hiệu và tình huống khẩn cấp.

210 – 300 mg/ml: Có cảm giác buồn nôn (triệu chứng ngộ độc rượu/cồn).

310 – 400 mg/ml: Ngộ độc rượu nặng, gây mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt.

410 – 500 mg/ml: Có nguy cơ hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp, huyết áp tụt, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu, có thể tử vong.

Trên 500 mg/ml: Nguy cơ xuất hiện tình trạng lưỡi mềm tụt sâu vào đường thở, gây suy hô hấp và có thể dẫn đến ngừng thở, trụy mạch, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Sau khi xác định tình trạng hiện tại của bản thân dựa theo cách tính nồng độ cồn trong máu, bạn hãy đối chiếu với các thông tin phân loại ở trên để biết mình nên điều chỉnh thói quen rượu bia đến mức độ nào nhé.

Các chuyên gia lưu ý, tùy theo thể trạng, giới tính, sức khỏe… mà tác động của cồn đối với mỗi người sẽ khác nhau. Các bằng chứng khoa học cho thấy với một số người, chỉ cần uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể xuất hiện nguy cơ mất an toàn và có hậu quả về sức khỏe.

Các bác sỹ khuyên mỗi ngày nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn, phụ nữ không quá một đơn vị cồn và không uống quá 5 ngày một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10gr cồn nguyên chất, tương đương với một trong các phần uống sau: Khoảng 3/4 chai hay lon bia 330ml (5%), một cốc bia hơi 330ml, một ly rượu vang 100ml (13,5%), một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật