Đóng

10 dấu hiệu của sỏi thận mà ai cũng nên biết

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Sỏi thận là một tình trạng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua cho đến khi gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Sỏi thận là loại sỏi tiết niệu phổ biến nhất, hình thành do quá nhiều khoáng chất tích tụ trong nước tiểu. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, nước tiểu trở nên cô đặc và hàm lượng khoáng chất này kết tinh thành những viên sỏi. Chúng hình thành bên trong thận và có thể di chuyển đến các bộ phận khác của đường tiết niệu.

Sỏi thận kích thước nhỏ thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Bạn có thể không nhận thấy bất thường cho đến khi sỏi di chuyển vào niệu quản, tức ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Nếu sỏi đủ nhỏ, nó tiếp tục từ bàng quang đến niệu đạo và thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Hầu hết viên sỏi mất khoảng 31-45 ngày để tự đào thải. Nếu sỏi thận kích thước lớn, người bệnh có thể gặp 8 dấu hiệu và triệu chứng dưới đây.

Đau lưng

Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to to lên và gây đau.

Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Thường xuyên đi vệ sinh

Người bệnh không thể đi vệ sinh ngay một lần khi bị sỏi do đau và cảm giác nóng rát. Đó là lý do tại sao trong một số trường hợp, người mắc sỏi thận thường xuyên đi vệ sinh.

Đau hoặc rát khi đi tiểu

Khi sỏi đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang sẽ tạo ra cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Mệt mỏi

Thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon tạo ra các hồng cầu trong máu mang oxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển oxy kém hơn các cơ và khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.

Máu trong nước tiểu

Mặc dù rất hiếm, nhưng có thể xảy ra tình trạng nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc đỏ. Sỏi có thể gây tổn thương thận hoặc bất kỳ nơi nào trong đường dẫn dẫn đến chảy máu.

Khi sỏi đến điểm nối giữa niệu quản và bàng quang sẽ tạo ra cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu.

Nước tiểu đục

Nước tiểu khỏe mạnh thường có màu vàng trong và không có mùi nồng. Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu. Đục là dấu hiệu của mủ trong nước tiểu, còn mùi hôi có thể đến từ vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu hoặc do nước tiểu cô đặc hơn bình thường. Nhiễm trùng tiểu do sỏi thận là trường hợp cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân có thể sốt hoặc không.

Hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê trong máu khiến hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.

Nôn mửa

Hầu hết người bệnh có xu hướng bỏ qua cơn đau ban đầu, nhưng cơn đau tăng lên có thể gây ra cảm giác nôn mửa. Khi cơn đau dịu đi, cảm giác nôn mửa cũng giảm đi, nhưng trong trường hợp nôn mửa dai dẳng thì đó có thể là dấu hiệu của suy thận.

Hầu hết người bệnh có xu hướng bỏ qua cơn đau ban đầu, nhưng cơn đau tăng lên có thể gây ra cảm giác nôn mửa.

Tiểu rắt

Sỏi thận lớn đôi khi bị mắc kẹt trong niệu quản, cản trở dòng nước tiểu, dẫn đến tiểu khó, tiểu rắt từng ít một. Nếu ứ đọng quá nhiều nước tiểu trong bàng quang do bí tiểu, bệnh nhân cần được cấp cứu.

Sốt, ớn lạnh

Sốt và ớn lạnh là dấu hiệu nhiễm trùng ở thận hoặc một phần khác của đường tiết niệu, một biến chứng nghiêm trọng của sỏi thận. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng khác ngoài sỏi thận. Sốt do nhiễm trùng thường từ 38 độ C trở lên, kèm ớn lạnh hoặc run rẩy.

Tin nổi bật