Đóng

Tê đầu ngón chân cái là bệnh gì?

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Tê đầu ngón chân cái là hiện tượng phổ biến, có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan (như tư thế, giày dép chật) hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Một số bệnh lý bạn cần nghĩ ngay đến khi bị tê đầu ngón chân cái kéo dài

Tê ngón chân cái do đứng hoặc ngồi lâu

Khi bạn đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu trên cùng một tư thế có thể làm máu không thể lưu thông đến các dây thần kinh ở chân. Từ đó, làm tê hoặc sưng đau các đầu ngón chân. Ảnh minh họa.

Khi bạn đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu trên cùng một tư thế có thể làm máu không thể lưu thông đến các dây thần kinh ở chân. Từ đó, làm tê hoặc sưng đau các đầu ngón chân.

Nếu là do nguyên nhân này, thông thường bạn chỉ cần đợi một vài phút, hiện tượng tê sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tê ngón chân cái lặp lại nhiều lần và dữ dội hơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý và cần đi khám bác sĩ sớm.

Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện triệu chứng tê bì chân tay điển hình mà bạn có thể tham khảo.

Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng tê các đầu ngón tay, chân. Hiện tượng thiếu máu có thể là lành tính hoặc ác tính, vấn đề này bạn cần thăm khám bác sĩ để biết chính xác.

Khi cơ thể bị thiếu máu, máu sẽ khó có thể đi đến tất cả các bộ phận của cơ thể, nhất là một nơi xa như ngón chân cái. Ngoài tê ran ngón chân, ngón tay, bạn còn có thể bị choáng váng, chóng mặt và mệt mỏi khi bị thiếu máu.

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu đó là thiếu vitamin B12 - một vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Vitamin B12 cũng đóng vai trò hỗ trợ và duy trì sự hoạt động ổn định của các dây thần kinh. Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tình trạng thiếu máu hoặc bổ sung vitamin B12 nếu cần.

Viêm khớp

Hiện tượng tê, đau ngón chân cái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Ảnh minh họa.

Hiện tượng tê, đau ngón chân cái có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp mà bạn cần phải hết sức lưu ý. Các bệnh viêm khớp đều có thể gây ra những tổn thương ở các ngón chân, kéo theo đó là tình trạng viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến ngón chân của người bệnh ban đầu sẽ cảm thấy tê, rồi dần dần bị đau và có thể bị mất hoàn toàn cảm giác.

Bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp còn có những dấu hiệu khác như tê bì chân tay và nóng rát ở các đầu ngón chân, ngón tay. Trong trường hợp hiện tượng tê ngón chân cái không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nặng thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.

Các bệnh liên quan đến động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại biên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê bì chân và tay. Việc tê ngón chân cái có thể là biểu hiện của hiện tượng động mạch bị co hẹp dẫn đến việc máu lưu thông kém đến các chi.

Ngoài tê bì ngón chân, một số dấu hiệu khác của bệnh này có thể kể đến như đau ngón chân, xuất hiện các vết lở loét, màu sắc chân thay đổi, rụng lông, chân yếu dần.

Một số bệnh mãn tính khác liên quan đến triệu chứng tê đầu ngón chân cái

Các biến chứng trên thần kinh của tiểu đường

Đa xơ cứng

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Sjogren

Rối loạn sử dụng rượu (lạm dụng hoặc lệ thuộc rượu)

Các bệnh lý liên quan đến não và thần kinh

Phình động mạch não hay dị dạng động mạch não

U não

U dây thần kinh Morton

 Chấn thương thần kinh ngoại biên

Chấn thương hoặc có khối u trong tủy sống

Thoát vị đĩa đệm

Đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Các bệnh lý truyền nhiễm có thể gây tê đầu ngón chân cái

Bệnh zona thần kinh hay nhiễm trùng virus herpes zoster

Bệnh phong

Bệnh giang mai

Bệnh lao

HIV/AIDS và một số bệnh nhiễm trùng khác

Một số nguyên nhân khác

Tổn thương dây thần kinh do nhiễm độc chì.

Thuốc hóa trị hay liệu pháp xạ trị để điều trị ung thư cũng có thể gây tê đầu ngón chân cái.

Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất kích thích.

Rối loạn điện giải (rối loạn nồng độ các chất natri, kali, canxi trong máu).

Vết côn trùng đốt, động vật cắn hay dị ứng với thức ăn, hải sản,… cũng gây ngứa ran ở đầu ngón chân và tứ chi.

Cách xoa dịu ngón chân cái bị tê

Khi cảm thấy ngón chân bị tê bì khi ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu, bạn hãy thay đổi tư thế nằm, ngồi và đứng lên vận động cho cơ thể thoải mái, giúp máu lưu thông tốt hơn. Ảnh minh họa.

Khi cảm thấy ngón chân bị tê bì khi ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu, bạn hãy thay đổi tư thế nằm, ngồi và đứng lên vận động cho cơ thể thoải mái, giúp máu lưu thông tốt hơn. Song song, có thể thực hiện một số cách giúp giảm tê chân như:

- Massage: Xoa nhẹ bàn chân theo chiều kim đồng hồ sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông máu, cải thiện đầu ngón cái bị tê nhức khó chịu.

- Ngâm chân với nước ấm: Trước khi ngủ bạn hãy ngâm chân vào trong nước ấm pha cùng muối, gừng để giúp lưu thông khí huyết, giảm tê đầu ngón chân.

Bạn không tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu lạm dụng có thể gây ra tác hại cho sức khỏe, bác sĩ Luke Hamman chia sẻ thêm.

Dấu hiệu tê đầu ngón chân cái nên đi thăm khám

Nếu tê ngón chân cái không giảm sau khi chăm sóc tại nhà, kèm theo cảm giác ngứa râm ran, co thắt cơ, đau nhức bàn chân dữ dội… bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay, vì có thể tình trạng xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp tê bì ngón chân do bệnh lý xương khớp gây chèn ép dây thần kinh, liệu trình kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu được đánh giá mang lại hiệu quả cải thiện tích cực. Chiropractic với thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ giúp đưa cấu trúc khớp sai lệch về đúng vị trí, từ đó giảm chèn ép dây thần kinh, xoa dịu cơn đau tự nhiên. Còn Vật lý trị liệu giúp tăng sức mạnh cơ khớp, tăng tuần hoàn, thúc đẩy tiến độ phục hồi.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Tin nổi bật