Máy cày (công nông) là loại máy vừa phục vụ nông nghiệp, vừa là máy kéo nhỏ trọng tải đến 1.000 kg khi kéo theo rơ moóc lưu thông trên đường bộ. Tùy theo nhu cầu sử dụng, cơ cấu điều khiển của loại xe này có thể bằng càng hoặc vô lăng. (Hướng dẫn giải đáp của Bộ Giao thông vận tải).
Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo)”
Như vậy, có thể hiểu rằng, máy cày bản chất là máy kéo, tên gọi máy cày xuất phát từ thực tế sử dụng loại máy cho các hoạt động nông nghiệp.
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, điều kiện với người điều khiển máy cày, máy kéo là tuổi, sức khỏe và có Giấy phép lái xe phù hợp.
Cụ thể, điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giấy phép lái xe như sau:
“Điều 59. Giấy phép lái xe
1. Căn cứ vào kiểu loại, công suất động cơ, tải trọng và công dụng của xe cơ giới, giấy phép lái xe được phân thành giấy phép lái xe không thời hạn và giấy phép lái xe có thời hạn.
…4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg;
b) Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;
d) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C;
e) Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D;
g) Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa; hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc…”
Tuổi và sức khỏe của người lái xe quy định tại Điều 60 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 3500kg là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người điều khiển máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên là từ đủ 21 tuổi, sức khỏe đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế.
Nếu vi phạm, người điều khiển máy cày, máy kéo có thể bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Theo quy định pháp luật giao thông đường bộ tại Việt Nam, các loại xe máy cày, máy kéo khi tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định tương tự như các phương tiện khác. Nếu vi phạm, người điều khiển máy cày, máy kéo có thể bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Các loại vi phạm thường gặp và hình thức xử lý
Chạy quá tốc độ quy định: Mức phạt tương tự như đối với ô tô, xe máy, tùy thuộc vào mức độ vượt quá tốc độ.
Không chấp hành hiệu lệnh giao thông: Phạt tiền, tước giấy phép lái xe (nếu có).
Chạy vào đường cấm, giờ cấm: Phạt tiền.
Không đảm bảo an toàn kỹ thuật: Phạt tiền, tạm giữ phương tiện để khắc phục.
Không có giấy phép lái xe: Phạt tiền, tạm giữ phương tiện.
Không đăng ký, kiểm định: Phạt tiền, tạm giữ phương tiện.
Hình thức xử phạt chung
Phạt tiền: Mức phạt sẽ được quy định cụ thể trong từng trường hợp vi phạm, thường được tính bằng đơn vị tiền Việt Nam Đồng.
Tước giấy phép lái xe: Áp dụng đối với người điều khiển máy cày, máy kéo có giấy phép lái xe.
Tạm giữ phương tiện: Phương tiện sẽ bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm.Khác: Có thể áp dụng các hình thức xử lý bổ sung khác tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.