Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xôn xao clip mẹ nghi trầm cảm dắt con gái lên đường ray tự tử

(DS&PL) -

Mới đây, ngày 1/12, cộng đồng mạng được phen xôn xao với clip người dân đang xúm lại cạnh một người phụ nữ nằm trên ray tàu.

Mới đây, ngày 1/12, cộng đồng mạng được phen xôn xao với clip người dân đang xúm lại cạnh một người phụ nữ nằm trên ray tàu.

[presscloud]5842[/presscloud]

Video người phụ nữ dắt con gái đi tự tử được người dân phát hiện

Theo những gì diễn ra trong clip, người phụ nữ này được cho là mới sinh xong và bị trầm cảm. Phía trên đường, con gái lớn của người phụ nữ tầm 4 -5 tuổi có thái độ thản nhiên không biết gì. Chính vì vậy, người dân suy đoán rằng, người phụ nữ này đã dắt con gái lớn đến đường tàu định tự tử nhưng may mắn được phát hiện kịp thời.

Người phụ nữ nghi trầm cảm dắt con lên đường ray được người dân phát hiện. Ảnh cắt từ clip

Được biết sự việc trên xảy ra ở khu vực cầu Sập, Đồng Nai.

Trước đó, dư luận không ít lần chứng kiến hành động dại dột của những sản phụ bị trầm cảm sau sinh. Chứng bệnh vẫn đang là nỗi lo ngại chung của cộng đồng xã hội.

Chia sẻ với báo chí về vấn đề trầm cảm sau sinh, PGS.TS Trần Văn Cường - chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam - cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trầm cảm như bị căng thẳng (stress), rối loạn hormon, những sang chấn tâm lý...

PGS.TS Trần Văn Cường cho rằng khi nhận thấy sự bất thường, người chồng, gia đình cần động viên và đi cùng bà mẹ đến gặp các bác sĩ về tâm thần, tâm lý để được tư vấn cách điều trị. Nếu không tìm gặp bác sĩ để được tư vấn mà gia đình cứ nghĩ đây là hiện tượng bình thường, ai mang thai hay sau sinh đều trải qua thì rất dễ xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Đồng quan điểm với PGS.TS Trần Văn Cường, ThS.BS Nguyễn Lan Hải (chuyên gia tâm lý - giới tính) cũng cho biết: “Chìa khóa giải quyết trầm cảm sau sinh là sự quan tâm, chia sẻ, động viên của người chồng, người thân, bạn bè của bà mẹ. Rối loạn tâm lý phải được giải quyết từ tâm lý. Sự can thiệp bằng thuốc chữa trị chỉ nên là giải pháp sau cùng, vì giai đoạn này bà mẹ còn cung cấp sữa cho con”.

Theo các chuyên gia, trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến bà mẹ. Trầm cảm còn ảnh hưởng đến con. Thai nhi hoặc trẻ sinh ra có thể không cảm nhận được mối dây liên kết tình mẫu tử, khó chịu khi ở cùng mẹ, quấy khóc khi ngủ, chậm phát triển, không muốn giao tiếp, không “hóng chuyện” và trở nên thụ động. Trường hợp mẹ trầm cảm nặng có thể có hành vi nguy hiểm như ghét con, chối bỏ con, gây gổ với gia đình, tự sát hoặc giết con.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật