Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Choáng váng vì điểm số thật của nhiều thí sinh được nâng đỡ

(DS&PL) -

Với mức nâng “bạo tay”, sau khi chấm thẩm định, nhiều bài thi của các thí sinh ở Sơn La có điểm tụt dốc không phanh.

Với mức nâng “bạo tay”, sau khi chấm thẩm định, nhiều bài thi của các thí sinh ở Sơn La có điểm tụt dốc không phanh.

Điểm thật và điểm được nâng của thí sinh ở Sơn La. Ảnh: Thanh Niên

Theo Thanh Niên, sau khi được trả về điểm thật, nhiều thí sinh Sơn La khiến độc giả bàng hoàng vì điểm thi một số môn của các em đang từ “đỉnh cao” bỗng trở về “vực sâu”.

Dẫn đầu danh sách điểm lao dốc thảm hại là N.A.T (số báo danh 140008xx). Điểm thi của N.A.T trong lần công bố trước đây gồm: toán 9; lý 9; ngoại ngữ 9; tổng điểm thi 3 môn là 27. Sau khi chấm thẩm định, điểm của N.A.T còn: toán 0; lý 0,25; ngoại ngữ 0,20, tổng điểm 0,45/3 môn thi. Như vậy, N.A.T được nâng khống 26,55 điểm/3 môn thi.

Một thí sinh khác là P.T.S, số báo danh 140066xx có điểm được công bố trước đây gồm toán 9,6; sử 10; địa 7,25; giáo dục công dân 6; ngoại ngữ 9,6; văn 8. Với tổng điểm thi 3 môn tổ hợp C03 là 27,6 điểm, P.T.S nằm trong nhóm thí sinh có điểm thi khối C03 cao nhất đăng ký xét tuyển vào Học viện An ninh nhân dân. Sau khi Bộ GD-ĐT chấm thẩm định, hầu hết các môn (trừ giáo dục công dân vẫn 6 điểm và văn vẫn 8 điểm) của P.T.S đều hạ xuống rất thấp, còn: toán 3,2; sử 4,25; địa 5,5, ngoại ngữ 1,2 (riêng ngoại ngữ P.T.S được nâng khống 8 điểm).

Trong số những thí sinh lao dốc đột ngột còn phải kể đến L.V.H, số báo danh 140003xx. Điểm công bố trước đây của L.V.H gồm: toán 8,8; sử 9,5; trong khi điểm sau thẩm định là toán 0, sử 3.

Nguồn tin trên Thanh Niên cũng cho hay, mặc dù danh sách thí sinh có điểm thi gian lận của Hòa Bình dài hơn Sơn La, 64 so với 44, nhưng mức độ nâng điểm của Sơn La “bạo tay” hơn hẳn Hòa Bình.

Với môn toán, Sơn La có 17 thí sinh được nâng khống 5 điểm trở lên mỗi em. Trong đó, 8 thí sinh được nâng từ 6,6 đến 9 điểm. Với môn ngoại ngữ, mức nâng cũng “bạo liệt” hơn, với 7 em được nâng khống từ 6,6 đến 8,8 điểm. Vì thế, dù điểm thật của các em chỉ được 1, 2, 3 điểm nhưng điểm công bố lần đầu em nào cũng đều trên 9 điểm ngoại ngữ.

Liên quan đến vụ việc này, báo Tuổi Trẻ thông tin thêm, ngày 25/6, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La vừa kết thúc điều tra vụ án gian lận thi cử, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tỉnh đề nghị truy tố 8 bị can về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo điểm a, khoản 2, điều 356 Bộ luật hình sự.

Trong số 8 bị can, đáng chú ý nhất là ông Trần Xuân Yến, khi bị khởi tố là phó giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La phụ trách việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, cũng là người có chức vụ, quyền hạn lớn nhất trong vụ án này tính đến nay.

Bảy người khác gồm ông Lò Văn Huynh (trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng của sở), bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (phó trưởng Phòng khảo thí và quản lý chất lượng), bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng khảo thí và quản lý chất lượng), bà Cầm Thị Bun Sọn (phó trưởng Phòng chính trị - tư tưởng của sở), ông Đặng Văn Thủy (phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, TP Sơn La), ông Đỗ Khắc Hưng (nguyên trung tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ công an tỉnh), ông Đinh Hải Sơn (nguyên thiếu tá, Phòng an ninh chính trị nội bộ).

Đây mới chỉ là giai đoạn 1 của vụ án gian lận thi cử tại tỉnh Sơn La. Trong giai đoạn 1 này, cơ quan điều tra tập trung làm rõ hành vi của 8 bị can xoay quanh việc sửa điểm bài thi trắc nghiệm cho 44 thí sinh và sửa điểm bài thi tự luận (môn ngữ văn) cho một số thí sinh khác, cũng như sự tiếp tay của hai cán bộ công an.

Cơ quan công an cũng làm rõ về động cơ sửa bài thi, điểm thi của các bị can trong vụ án; cách thức các bị can thực hiện việc sửa bài thi, điểm thi của từng thí sinh; mức độ can dự của từng cá nhân trong đường dây gian lận thi cử có tổ chức này.

Thu Hằng (T/h)

Tin nổi bật