Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ bầu Kiên: Lời sau cùng thống thiết của các bị cáo

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Được nói lời sau cùng trước khi tuyên án, các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đều trình bày rất thống thiết.

(ĐSPL) – Được nói lời sau cùng trước khi tuyên án, các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đều trình bày rất thống thiết, đồng thời kêu oan và khẳng định bản thân vô tội.
Xem video:
Tại phiên tòa sáng nay (2/6), bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1952, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) nói: "Hơn 600 ngày qua, tôi bị tạm giam, thực sự là chuỗi ngày đắng cay: Năm 17 tuổi, tôi từng đi bộ đội cùng nhân dân cả nước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Cuộc đời làm việc của tôi cũng chưa từng vi phạm kỷ luật. Điều đau khổ nhất là khi chuẩn bị cầm quyết định nghỉ hưu tôi lại bị bắt giam. Suốt trong thời gian ở trong trại, tôi suy nghĩ mãi mà không biết vì sao mà mình phải ở đây”.
Bị cáo Trần Ngọc Thanh: Không biết vì sao mình bị bắt giam.
Bị cáo Thanh khẳng định: “Hầu hết CQĐT chỉ coi trọng chứng cứ để buộc tội tôi, làm sao để buộc được tôi có tội, còn những luận cứ có thể minh chứng cho tôi “vô tội” thì không được coi trọng. Trước đó, các cán bộ cảnh sát có nói với tôi: “Anh cứ yên tâm, VKS chúng tôi phải gỡ tội cho can phạm rồi mới buộc tội can phạm. Tôi thấy không phải như vậy”.
“Tôi xin khẳng định tôi không có tội. Tôi sơ suất nhưng không có động cơ gì trong hành vi này. Tôi không lừa đảo chiếm đoạt, không phải đồng minh giúp sức cho ai trong vụ án này. Mong HĐXX xem xét đúng người đúng tội, sớm minh oan cho tôi để được trở về gia đình”, bị cáo Thanh nói.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) cho biết: "Ban đầu chưa nhận thức được mình sai, nhưng trong bản hợp đồng cuối cùng, tôi đã thấy mình sai hôm đó. Tại cơ quan điều tra và tại tòa, tôi luôn thành khẩn".
Bị cáo nhấn mạnh: "Tôi luôn tin tưởng chế độ của đất nước, nhưng trong quá trình điều tra và quá trình tố tụng, hầu hết đều coi trọng chứng cứ, luận cứ buộc tội tôi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn những chứng cứ gỡ tội cho tôi không được coi trọng. Hôm nay đứng trước phiên tòa, tôi xin khẳng định, tôi không phạm tội. Tôi chỉ có hành vi sơ suất trong việc ký hợp đồng. Khi ký hợp đồng này, tôi không biết số cổ phiếu đó đã được giải chấp. Chính vì lẽ đó, tôi mong HĐXX công tâm, công bằng xem xét rõ hành vi phạm tội của tôi. Tôi không lừa đảo chiếm đoạt, tôi không giúp sức cho ai phạm tội". 
Lời sau cùng, bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến nói: "Một người bước chân vào tù mang theo hệ lụy với bao nhiêu người trong gia đình. Khi tôi bước vào trại tạm giam, bố tôi đang bị bệnh không biết có chịu nổi cú sốc này không". 
Yến tiếp tục khẳng định: “Tôi chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của ban lãnh đạo, để rồi hôm nay đứng trước vành móng ngựa, đó là sự cay đắng. Tôi mong HĐXX xem xét cho tôi mức án nhẹ, để sớm trở về xã hội”.
Được tòa cho nói lời sau cùng, bị cáo Lê Vũ Kỳ (SN 1956, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) cho biết: “Trong quá trình điều tra, tôi đã rất thành khẩn”.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ xin được tạo điều kiện tiếp tục đem chuyên môn cống hiến cho xã hội. 
Bị cáo Kỳ cho biết, luôn coi ACB là ngôi nhà thứ hai của mình, trong thâm tâm chưa bao giờ có ý định gây thiệt hại gì đối với ngân hàng ACB. Bị cáo Kỳ gửi lời xin lỗi các cổ đông ACB, đồng thời, mong HĐXX chiếu cố đối với các bị cáo.
Cố kìm ném cảm xúc, bị cáo Kỳ bày tỏ: “Chiếu cố đến hoàn cảnh cá nhân, khi mẹ già đã 97 tuổi cần được phụng dưỡng, tạo điều kiện cho bị cáo được tiếp tục đem chuyên môn cống hiến cho xã hội. Bị cáo tin tưởng vào sự công minh của HĐXX”.
Đến lượt bị cáo Trịnh Kim Quang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) nói lời sau cùng, bị cáo Quang cho biết: “Tôi sống trong một gia đình cách mạng và nỗ lực về truyền thống của gia đình, bị cáo không cố ý làm trái quy định của pháp luật”.
Bị cáo Quang nhấn mạnh: “Hành vi ban hành các chủ trương không trái pháp luật. Bị cáo buộc với tội danh Cố ý làm trái là oan uổng đối với tôi. Quang khẳng định HĐQT không chỉ đạo việc mua cổ phiếu ACB vì như vậy là vi phạm pháp luật".
Bị cáo Quang thống thiết: “Bản thân tôi đang bị bệnh tiểu đường nên khẩn cầu HĐXX xem xét, tôi không cố ý làm trái nên mong HĐXX có phán quyết công minh để tôi sớm được minh oan về với gia đình”.
Bị cáo Phạm Trung Cang (SN 1954, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) nói lời sau cùng: “Bản thân tôi khi ký hai chủ trương ủy thác tiền gửi và chủ trương đầu tư cổ phiếu ở thời điểm đó không sai pháp luật. Nếu biết chủ trương vi phạm pháp luật thì tôi sẽ không ký kể cả kề dao vào cổ”.
Đồng thời bị cáo Cang nhấn mạnh: “Bản thân tôi là trường hợp đặc biệt sau ký chủ trương thì đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng khác. Tôi kính mong HĐXX xem xét miễn tội cố ý làm trái cho bị cáo như truy tố của VKS”.
Tại tòa hôm nay, bị cáo Lý Xuân Hải (SN 1965, nguyên TGĐ Ngân hàng ACB) đồng ý về quy kết là bị cáo phục vụ cho nhóm “lợi ích”. Bị cáo Hải lý phân tích: “Tôi phục vụ cho nhóm lợi ích gồm nhân viên ACB, khách hàng”. Bị cáo Hải cho rằng bản thân không cố ý làm trái, không có hậu quả xảy ra.
Bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng mình không tơ hào một xu.
Bị cáo Hải nói rằng, bản thân không có tội và sẽ cố chứng minh đến cùng. Bị cáo mong HĐXX đánh giá về động cơ việc làm của bị cáo vì trong thâm tâm không có ý thức cố ý làm trái, không có động cơ “tôi không tơ hào một xu nào”.
Đồng thời, bị cáo Hải rất băn khoăn về cáo buộc và cho rằng chứng cứ buộc tội các bị cáo mơ hồ: "Mong muốn HĐXX nhìn vào hành vi của các bị cáo để suy xét một cách thấu đáo", bị cáo Hải thống thiết.
Bị cáo nói lời sau cùng trước khi tòa nghỉ nghị án là bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng ACB): “Tôi cho rằng, mình là người may mắn nhất trong số những người không may mắn vì VKS đề nghị 3 năm tù treo. Tuy vậy, tôi cũng khẩn cầu HĐXX hãy công tâm, sáng suốt vì đồng nghiệp của tôi rất không may khi trở thành bị cáo của vụ án này”.
Có thể thấy rằng, vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm đã tốn rất nhiều giấy mực của cơ quan tố tụng với những cuộc tranh luận nảy lửa tại phiên xét xử. Chính vì vậy, để đưa ra một bản án nghiêm khắc, “tâm phục khẩu phục” đối với các bị cáo quả là một điều vô cùng khó khăn.
Tòa nghỉ nghị án, sáng 9/6 sẽ tuyên án…………

Tin nổi bật