Quản trị Kinh doanh là một ngành học đa dạng và hấp dẫn, thu hút đông đảo sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân quản trị Kinh doanh có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn một hướng đi phù hợp có thể là một thách thức đối với nhiều người mới ra trường. Bài viết này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các việc làm tiềm năng cho tân cử nhân quản trị Kinh doanh, giúp bạn định hướng sự nghiệp một cách hiệu quả.
Nhân viên kinh doanh (hay nhân viên bán hàng, nhân viên sales) là vị trí công việc khai thác được tất cả tiềm năng của ngành Quản trị kinh doanh.
Trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải thực hiện các hoạt động liên quan đến bán sản phẩm/dịch vụ của công ty tới khách hàng nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Theo Báo cáo tuyển dụng 2023 và nhu cầu tuyển dụng 2024 của TopCV, mức lương của nhân viên kinh doanh dành cho sinh viên mới ra trường dao động từ 6 - 8 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên tư vấn kinh doanh là công việc đòi hỏi chuyên môn về quản trị kinh doanh. Chuyên viên có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ, và đưa ra các giải pháp chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và đạt được mục tiêu kinh doanh.
Mức lương ước tính của chuyên viên tư vấn kinh doanh khoảng 10 – 33 triệu/tháng.
Chuyên viên tư vấn kinh doanh là công việc đòi hỏi chuyên môn về quản trị kinh doanh.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí nhân viên quan hệ khách hàng đang ngày càng tăng cao do mức độ cần thiết và quan trọng của vị trí công việc này.
Khác với các hoạt động chăm sóc khách hàng từ xa, vị trí này yêu cầu bạn tiếp xúc trực tiếp và thể hiện khả năng của mình với khách hàng một cách trực tiếp. Đây là công việc yêu cầu nhiều về nền tảng chuyên môn và khả năng ứng biến.
Hiện mức lương dành cho sinh viên vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm khi làm việc ở vị trí này này dao động từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Nhiệm vụ chính của chuyên viên marketing là lập kế hoạch dựa trên nghiên cứu thị trường, thực thi các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng cường nhận thức thương hiệu với khách hàng mục tiêu, từ đó tăng doanh số bán hàng. Công việc của vị trí này bao gồm: nghiên cứu thị trường, tâm lý và hành vi khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, lập kế hoạch marketing, sáng tạo nội dung, tổ chức các chiến dịch quảng cáo, đo lường hiệu quả…
Mức lương ước tính của chuyên viên Marketing khoảng 7 – 30 triệu/tháng.
Hoạt động truyền thông - marketing tại các công ty luôn cần đến chỉ số kinh tế để đưa ra được chiến lược phát triển, quảng bá thương hiệu và sản phẩm phù hợp. Chính vì vậy, bộ phận này đang cần đến những người có chuyên môn kinh tế bên cạnh kỹ năng truyền thông.
Hơn nữa, ngành Quản trị kinh doanh vốn được định hướng học tập và làm việc một cách năng động, đa năng. Bạn có thể hoàn thành công việc nhân viên truyền thông nếu có những kiến thức cơ bản.
Chức vụ chuyên viên tài chính kế toán có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát dòng tiền của công ty, lập báo cáo tài chính và thực hiện các công tác kế toán theo đúng luật pháp. Một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu thêm nhiệm vụ dự báo tài chính và tư vấn các vấn đề về thuế, bảo hiểm.
Nhân viên phát triển thị trường là người trực tiếp thu thập thông tin từ khách hàng, tình hình thực tế thị trường. Từ đó, cung cấp cho nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing những thông tin cần thiết nhằm xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả nhất.
Do đó, vai trò của nhân viên phát triển thị trường rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển kinh doanh của một doanh nghiệp.
Với nhân viên phát triển thị trường mới vào nghề, mức lương khởi điểm dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng. Bên cạnh lương cứng, nhân viên phát triển thị trường sẽ nhận thêm khoản phụ cấp xăng xe cùng tiền hoa hồng dựa theo hiệu quả làm việc.
Nhân viên phát triển thị trường là người trực tiếp thu thập thông tin từ khách hàng, tình hình thực tế thị trường.
Công việc bao gồm tuyển dụng, đào tạo và quản lý lực lượng nhân sự lao động trong tổ chức. Nhân viên đảm nhiệm vị trí cần thiết lập các chính sách nhân sự, quản lý hiệu suất làm việc, xây dựng văn hóa công ty, giải quyết các tranh chấp nội bộ và đảm bảo tuân thủ luật lao động. Công việc này đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển doanh nghiệp, tổ chức về mặt lâu dài.
Nhân viên hoạt động tại vị trí giám sát kinh doanh làm các nhiệm vụ bao gồm: quản lý và hỗ trợ đội ngũ nhân viên kinh doanh, đảm bảo kết quả kinh doanh đạt chỉ tiêu doanh số theo đúng kế hoạch đã đề ra. Vị giám sát kinh doanh thường là dành cho những người đã có kinh nghiệm nền tảng, am hiểu thị trường và có khả năng lãnh đạo tốt.
Hoạt động kho bãi, hàng hóa của các công ty cũng rất phức tạp. Hoạt động của một cử nhân ngành Quản trị kinh doanh ở vị trí này chính là hỗ trở quản lý kho trong lĩnh vực kiểm soát hoạt động xuất nhập kho với các chi nhánh, đối tác, thị trường khác nhau.
Các kế hoạch quản lý kho cũng cần được tính toán dựa trên các tiêu chí kinh doanh, tránh để ra sai sót.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành Quản trị kinh doanh dành cho bạn lựa chọn: trường Đại học Thương mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Vinh, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Tài chính - Marketing.
Công việc dành cho sinh viên có niềm đam mê ngành học Quản trị kinh doanh và muốn phát triển sự nghiệp theo hướng học thuật. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc trong các trường Đại học với vị trí giảng viên hoặc trở thành cán bộ trong các viện nghiên cứu chuyên ngành.